Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2011 – 2012 2012 – 2013 Khả năng thanh
toán hiện thời 1,14 1,19 1,19 0,05 0
Khả năng thanh
toán nhanh 0,74 0,84 0,78 0,1 (0,06)
Khả năng thanh
toán tức thời 0,34 0,14 0,33 (0,2) 0,19
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Khi đảm bảo khả năng chi trả, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình giao thương, buôn bán với các đối tác
trên thị trường. Thông qua bảng ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt.
Nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty đều khá thấp, đa số các chỉ tiêu nhỏ hơn 1 điều này thể hiện khả năng thanh toán của công ty chưa thực sự tốt, cụ thể như sau:
Khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh. Trong vòng 3 năm chỉ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2012 và năm 2013 bằng nhau đều đạt 1,19 lần, có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,19 đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 không có sự chênh lệch lớn giữa các năm. Năm 2012 chỉ số là 1,19 lần tăng 0,05 lần so với năm 2011. Ta thấy năm 2012 cả hai chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng song mức độ tăng của tài sản ngắn hạn (78,32%) nhiều hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn (71,63%) làm cho khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011. Năm 2013, khả năng thanh toán hiện hành vẫn là 1,19 lần bằng với năm 2012, chứng tỏ công ty không có biến động gì nhiều về tài sản ngắn hạn cũng như nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 tăng 0,1 lần so với năm 2011. Chỉ tiêu này tăng do trong năm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm mạnh vì công ty đã hoàn thành và bàn giao một số dự án. Nhưng sang đến năm 2013 thì chỉ tiêu này giảm 0,06 lần so với năm 2012. Do năm 2013, tài sản ngắn hạn giảm đi nhưng hàng tồn kho lại tăng lên, vì vậy hệ số thanh toán nhanh năm 2013 giảm nhẹ 0,06 lần đạt 0,78 lần. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011 – 2013, hệ số này thấp hơn 1 có nghĩa khả năng thanh toán nhanh của công ty đang ở mức không an toàn.
Khả năng thanh toán tức thời cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Nếu như năm 2011 khả năng thanh toán của công ty là 0,14 thấp nhất trong 3 năm thì đến năm 2013, tình hình đã được cải thiện hơn khi mức khả năng thanh toán đã tăng nhẹ lên mức 0,33. Nguyên nhân là do năm 2012, do đặc thù của ngành là phải mua thêm nhiều nguyên vật liệu như đồng, sắt hơn nữa công ty cũng bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, tiền và các khoản tương đương tiền giảm (từ 1.120 triệu năm 2011 xuống 804 triệu đồng năm 2012), nhưng sang đến năm 2013 tình hình được cải thiện hơn khi mức tiền tăng lên 1634 triệu đồng. Hơn nữa, con số này luôn ở mức nhỏ hơn 1 qua các năm 2011 – 2013 cho thấy doanh nghiệp luôn không sẵn sàng để thanh toán cho bất kỳ khoản nợ nào phát sinh.
Nhìn chung, doanh nghiệp hầu như có thể chi trả được các khoản nợ trong ngắn hạn, tuy nhiên cũng cần chú ý rằng khi công ty dự trữ khá nhiều tiền và các
khoản tương đương tiền có thể chi trả có thể làm vòng quay tiền giảm làm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giảm.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.7.Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 11 – 12 12 – 13
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS) (0,05) 0,06 0,02 0,11 (0,04)
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) (0,08) 0,06 0,01 0,15 (0,05)
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty là 0,06% tăng nhẹ so với năm 2011 là 0,11%. Trong năm 2012 doanh thu thuần của công ty có sự sụt giảm tuy nhiên mức giảm này vẫn nhỏ hơn mức giảm của chi phí vì vậy ROS vẫn tăng. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm 0,04% so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm cho thấy lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm đi. Nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty phát sinh thêm nhiều khoản chi phí mua nguyên vật liệu và đầu tư cho quản lý … Chỉ số này rất thấp so với chỉ số chung của ngành nên công ty cần đưa ra những chính sách quản lí nợ, quản lí chi phí hợp lí.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty khá thấp so với mặt bằng chung. Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty là 0,06% và cao nhất trong 3 năm do sự tăng của lợi nhuận ròng và sự tăng của tổng tài sản. Nhưng đến năm 2013 thì chỉ số này lại bị sụt giảm 0,05%, nguyên nhân do trong năm 2013 giá của nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng ảnh hưởng đến giá vốn hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự tụt giảm mạnh của lợi nhuận ròng, vì vậy công ty cần hoàn thiện bộ máy quản lý để sử dụng tài sản, doanh thu, chi phí hiệu quả hơn.
Nhìn chung qua 3 năm tuy các chỉ số của công ty không được khả quan nhưng do quá trình phục hồi kinh tế nên công ty cũng đã có những bước tiến nhất định. Tuy nhiên công ty cần quản lý chặt chẽ hơn, giảm chi phí tăng lợi nhuận để nhóm chỉ tiêu này tăng trong thời gian sắp tới.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng tài sản
Để xem xét hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty, ta xét một số chỉ tiêu được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 2.8.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11 - 12 12 – 13 Hiệu suất sử dụng tổng TSNH 162,40 102,49 31,74 (59,91) (70,75) Tỷ suất sinh lời trên
tổng TSNH (8,53) 6,17 0,73 14,70 (5,44)
(Nguồn: Số liệu được tính từ Báo cáo tài chính)
Dựa vào bảng số liệu 2.8, ta có thể thấy lãi suất tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào TSNH có sự biến động giữa 2 giai đoạn 2011- 2012 và giai đoạn 2012 – 2013. Năm 2011, 100 đồng đầu tư vào TSNH tạo ra 162,40 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012, 100 đồng đầu tư vào TSNH lại chỉ tạo ra 102,49 đồng doanh thu, tức là giảm 59,91 đồng, cho thấy việc đầu tư vào TSNH đang chưa thực sự hiệu quả. Và điều đó được thể hiện rõ hơn khi đến năm 2013, cũng 100 đồng đó nhưng chỉ tạo ra 31,74 đồng doanh thu thuần (tương đương với mức giảm 70,75 đồng), do sự sụt giảm mạnh của doanh thu thuần.
Cũng xem xét khả năng sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời qua các năm cho biết 100 đồng TSNH có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Dựa vào bảng số liệu 2.8 ta có thể thấy lãi suất tạo ra lợi nhuận ròng từ việc đầu tư vào TSNH có sự tăng giảm dần không đồng đều. Năm 2011, 100 đồng đầu tư vào TSNH không tạo ra được lợi nhuận ròng, khi tỷ suất sinh lời ở mức âm là 8,53 đồng. Tuy nhiên, năm 2012, 100 đồng đầu tư vào TSNH đã bắt đầu tạo ra được lợi nhuận ròng, và lợi nhuận tăng thêm và đạt 6,17 đồng. Tỷ suất sinh lời tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng TSNH có hiệu quả. Nhưng đến năm 2013, tỷ suất sinh lời của TSNH lại bị giảm trở lại, 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH lại chỉ tạo ra được 0,73 đồng lợi nhuận ròng. Điều này chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ TSNH của doanh nghiệp chưa thực sự đạt được hiệu quả.
Thông qua bảng 2.8, ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn khá nhiều so với tỷ suất sinh lời của TSNH. Có thể lí giải điều này thông qua tình hình sản xuất kinh doanh như sau: Trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh thu thuần của doanh nghiệp thu được ở mức tương đối nhưng lợi nhuận ròng có được từ doanh thu lại còn khá ít.
Chứng tỏ doanh nghiệp vẫn còn tồn tại khoản chi phí lớn từ chi phí quản lí kinh doanh. Chi phí này phát sinh từ lương cho nhân công, bảo hiểm, chi phí văn phòng. Chính vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng TSNH doanh nghiệp cần ra soát lại các khoản chi phí và phân bổ hợp lí.