Nghĩa lịch sử:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 luyện thi tốt nghiệp, thi đại học cao đẳng tham khảo (27) (Trang 25)

+ Đánh dấu sự trởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam, chứng tỏ xu hớng cách mạng vô sản phát triển rất mạnh mẽ ở nớc ta.

+ Là bớc chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Đông D- ơng.

Câu 2: Sự thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản

Việt Nam ?

- Hoạt động của ba tổ chức cộng sản mang tính riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giảnh ảnh hởng lẫn nhau đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nớc.

- Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho những ngời cộng sản Đông Dơng thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị còn thông qua Chính cơng vắn tắt, Sách lợc vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.

- Chính cơng vắn tắt, Sách lợc vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi đợc Hội nghị thông qua là Cơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 3: Trình bày nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? Vì sao nói sự ra đời của Đảng là bớc ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

- Nội dung:

Câu 3: ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (10 -1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dơng) là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nớc Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này.

- Là bớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, "nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng" (Hồ Chí Minh)

- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam, mở đầu thời kỳ cách mạng Việt Nam có Đảng của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối. Từ đây cách mạng Việt Nam thật sự trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

- Sự chuẩn bị đầu tiên, có tính chất quyết định cho những bớc phát triển về sau của dân tộc Việt Nam.

Vấn đề 6: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao xô viết

Nghệ -Tĩnh.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam tiêu điều, xơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực.

- Về chính trị: Nhất là từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách "khủng bố trắng" hòng dập tắt phong trào cách mạng.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp càng nung nấu lòng căm thù, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nớc ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do.

* Diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931.

- Phong trào trên toàn quốc: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách khủng bố của thực dân Pháp, đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Mở đầu là bãi công của 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (2- 1930), tiếp đến là cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và ca Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền Dầu Tiếng, xởng đóng tàu Ba Son...

Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra ở Thái Bình, Nam Hà, Nghệ An, Hà Tĩnh...điểm mới là truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng xuất hiện trên các đờng phố Hà Nội và một số địa phơng khác.

Phong trào đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 5, ngày Quốc tế Lao động 1-5- 1930 lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động nớc ta dới sự lãnh đạo của Đảng đã tỏ rõ sức mạnh đoàn kết của mình và đoàn kết với vô sản thế giới. Trên khắp cả nớc xuất hiện cờ Đảng, truyền đơn tố cáo kẻ thù, khẩu hiệu kêu gọi quần chúng đấu tranh, diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình tuần hành.

Từ sau ngày 1-5-1930 làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. Riêng tháng 5-1930 có đến 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

*Phong trào ở Nghệ Tĩnh:

Nghệ Tĩnh là nơi có truyền đấu tranh cách mạng, Vinh - Bến Thuỷ có cơ sở Đảng và Công hội mạnh. Vì vậy phong trào nổ ra mạnh mẽ nhất.

Ngày 1-5-1930 dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An, công nhân Vinh - Bến Thuỷ và nông dân các vùng lân cận biểu tình thị uy giơng cao ngọn cờ đỏ búa liềm và khẩu hiệu đòi tăng lơng, giảm giờ làm, giảm su thuế. Cùng ngày 1-5, 3.000 nông dân huyện Thanh Chơng biểu tình phá đồn điền Ký Viện, lấy ruộng đất chia cho nông dân.

Ngày 1-8-1930, ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ tổng bãi công, đánh dấu "Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến".

Từ ngày 1-5 đến 9-1930, ở nông thông Nghệ - Tĩnh đã nổ ra hàng loạt các cuộc đấu tranh của nông dân dới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ.

Ngày 12-9-1930, để hởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và bãi công của công nhân Vinh - Bến Thuỷ, một cuộc biểu tình khổng lồ với 2 vạn ngời tham gia đã nổ ra ở Hng Nguyên rồi định kéo về Vinh để đa yêu sách. Thực dân Pháp đàn áp dã man làm 217 ngời chết, 125 ngời bị thơng. Nhân dân vô cùng căm phẩn và đẩy mạnh đấu tranh.

Trong suốt tháng 9 và tháng 10-1930, ở các huyện Thanh Chơng, Diễn Châu, Hơng Sơn...nông dân đã vũ trang khởi nghĩa. Công nhân Vinh - Bến Thuỷ đã bãi công lần thứ 3 trong hai tháng để ủng hộ phong trào nông dân.

Từ sau cuộc biểu tình ngày 12-9 phong trào đấu tranh của quần chúng lên rất mạnh, tiến công vào các cơ quan chính quyền địch ở địa phơng.

Trớc khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nông thôn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hầu nh tan rã và bị tiêu diệt. Trớc tình hình đó, các tổ chức Đảng ở địa phơng đã lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý lấy đời sống của mình. Các ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, mặc nhiên làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thật sự nắm chính quyền ở địa phơng. Xô Viết Nghệ Tĩnh duy trì đợc 4-5 tháng thì bị đế quốc Pháp và phong kiến tay sai đàn áp.

* Chứng minh Xô Viết Nghệ Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nớc ta.

- Xô viết Nghệ Tĩnh đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân:

+ Về kinh tế: Chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lý.

+Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do dân chủ, lập các tổ chức quần chúng: Hội tơng tế, Công hội, Nông hội, Hội Phụ nữ giải phóng...tổ chức các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng.

+Về quân sự: Mỗi làng đều có một đội tự vệ võ trang.

+Về xã hội: Phát động phong trào thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, các hủ tục. Trật tự xã hội đợc bảo đảm, nạn trộm cớp không còn.

- Xô viết Nghệ Tĩnh là bộ máy chính quyền cha hoàn chỉnh, cha giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.

*ý nghĩa lịch sử phong trào 1930-1931:

Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh, là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nớc ta. Lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động nớc ta dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã vùng lên với một khí tấn công cách mạng cha từng thấy, giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.

Thực tiễn của phong trào cho thấy: Dới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến để xây dựng một cuộc sống mới.

Đó là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.

Vấn đề 7: Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 ?

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử và chủ trơng của Đảng:

- Tình hình thế giới :

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, trở thành hiểm hoạ lớn đe doạ hoà bình và an ninh thế giới

+ Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản (7-1935) họp ở Mátxcơva xác định kẻ thù nguy hiểm trớc mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; đề ra chủ trơng thành lập Mặt trận nhân dân ở các nớc nhằm tập hợp các lực lợng dân chủ, tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra.

+ Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử và lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành một số chính sách tự do, dân chủ áp dụng phần nào cho các thuộc địa.

+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách khủng bố kéo dài của thực dân Pháp làm cho đời sống các tằng lớp nhân dân hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ đặt ra rất bức thiết.

+ Đảng ta và lực lợng cách mạng đã hồi phục, cách mạng có thêm điều kiện để chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới.

* Chủ trơng của Đảng

- Căn cứ tình hình thế giới, trong nớc và vận dụng đờng lối của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Trung ơng Đảng lần thứ nhất (7-1936), đề ra chủ trơng chỉ đạo chiến lợc và sách lợc mới.

- Xác định kẻ thù cụ thể trớc mắt của nhân dân Đông Dơng cha phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa và tay sai không thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. Quyết định tạm gác khẩu hiệu "Đánh đuổi đế quốc Pháp", "Đông Dơng hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày".

- Quyết định thành lập Mặt trận nhân dân Phản đế Đông Dơng (tháng 3- 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dơng), nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, cá nhân...thực hiện nhiệm vụ trên. Các tổ chức quần chúng của Mặt trận đều thay bằng Hội Cứu tế, Hội ái hữu, Đoàn Thanh niên Cộng sản đợc thay bằng Đoàn Thanh niên dân chủ.

- Hình thức và phơng pháp đấu tranh là lợi dụng triệt để những khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai để vận động quần chúng. Bên cạnh hoạt động bí mật, lần đầu tiên đảng đa một bộ phận ra hoạt động công khai.

Câu 2: Trình bày một số sự kiện tiêu biểu trong thời kỳ 1936-1939.

Chủ trơng của đảng đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên phong trào đấu tranh sôi nổi mạnh mẽ, trong đó có các cuộc đấu tranh tiêu biểu nh: Phong trào Đông Dơng đại hội, cuộc "đón rớc" GôĐa và toàn quyền Đông Dơng Bơriviê, cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội.

* Phong trào Đông Dơng Đại hội (8-1936).

Giữa năm 1936, đợc tin Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp của một phái đoàn sang điều tra tình hình ở đông Dơng, Đảng phát động phong trào đấu tranh công khai vận động thành lập "Uỷ ban trù bị đông Dơng đại hội" nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới Đông Dơng Đại hội (Đại hội của nhân dân Đông Dơng). Hởng ứng chủ trơng trên, các "Uỷ ban hành động" nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phơng trong cả nớc. Quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập "dân nguyện" đòi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành Luật Lao động, cải tiến đời sống nhân dân.

* Phong trào "đón rớc" Gô Đa và toàn quyền đông Dơng Bơrivie

Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên của Chính phủ Pháp - Gô Đa và toàn vẹn mới xứ đông Dơng Bơrivie, quần chúng có dịp biểu dơng lực lợng mạnh mẽ qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đa "dân nguyện", trong đó công nhân và nông dân là lực lợng đông đảo và hăng hái nhất.

* Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938:

Ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 tại quảng trờng Nhà Đấu xảo Hà Nội đã diễn ra một cuộc mít tinh khổng lồ với hai vạn rỡi ngời tham gia, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do độc lập Hội ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành Luật Lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình...

Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp càng thiên về hữu, bọn phản động Pháp ở Đông Dơng ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận

dân chủ Đông Dơng. Phong trào đấu tranh công khai thu hẹp dần đến khi chiến tranh bùng nổ thì chấm dứt.

* ý nghĩa và tác dụng:

- Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.

- Cao trào dân chủ 1936-1939 đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn Tơ rốt kít và bè lũ phản động khác.

- Qua cao trào, uy tín và ảnh hởng của Đảng đợc mở rộng và ăn sâu trong quần chúng; Chủ nghĩa Mác - Lênin và đờng lối cách mạng của Đảng đợc phổ biến rộng rãi; xây dựng đợc đội quân chính trị quần chúng đông đảo.

Câu 3: Phân tích sự khác nhau về các mặt chủ trơng, sách lợc

cách mạng, hình thức và lực lợng đấu tranh của cuộc vận động dân chủ so với cao trào cách mạng 1930 -1931. Theo anh (chị) ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

- Về chủ trơng, sách lợc cách mạng:

+ 1930 -1931: Kẻ thù chủ yếu là đế quốc và phong kiến (có tính chất chiến lợc)

+ 1936-1939: Kẻ thù cụ thể trớc mắt là bọn thực dân phản động Pháp (có tính chất sách lợc).

- Về hình thức đấu tranh:

+ 1930 -1931: Sử dụng các hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu…

+ 1936-1939: Sử dụng các hình thức đấu tranh công khai, nữa hợp pháp…

- Về lực lợng đấu tranh:

+ 1930 -1931: Chủ yếu là công nông.

+ 1936-1939: Lực lợng đấu tranh đông đảo, không phân biệt thành phần giai cấp.

* ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động 1936-1939:

- Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 luyện thi tốt nghiệp, thi đại học cao đẳng tham khảo (27) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w