SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội bệnh viện đa khoa huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 32)

3.2.1. Các nhóm thuốc dùng trong điều trị

Tại bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.5

Bng 3.7. Các nhóm thuc dùng trong điu tr

STT Nhóm thuốc Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) N= 123

1 Ức chế bơm proton 93 75.61

2 Kháng H2 62 50.41

3 Kháng acid & bao vết loét 13 10.57

4 Diệt H. pylori 93 75.61

Nhóm ức chế bơm proton được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ

75.61%, kháng H2 được sử dụng chiếm 50.41%, và thuốc diệt H. pylori

chiếm tỷ lệ 75.61%, nhóm antacid và bao vết loét chỉ được sử dụng hạn chế, chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có ổ loét khi được chẩn đoán xác định qua nội soi chiếm 10.57%.

75.61 50.41 75.61 10.57 0 20 40 60 80 100 Nhóm thuốc Ức chế bơm proton

Kháng H2 Diệt H.Pylori Antacid & bao vết loét

Tỉ lệ %

Hình 3.5.T l các nhóm thuc dùng trong điu tr

3.2.2. Thuốc sử dụng trong từng nhóm

Qua khảo sát các thuốc điều trị từng nhóm đã được sử dụng nêu trong bảng 3.8

Bng 3.8. Các thuc s dng trong tng nhóm

Nhóm thuốc Hoạt chất Biệt dược Dạng dùng BN Số T(%) ỷ lệ

Ức chế bơm

proton (n=93) Omeprazol Duancer

Viên nang 20mg

ống tiêm 40mg 93 100 Famotidin Famotidin Viên nén 40mg 26 41.94 Cimetidin Cimetidin Viên nén 400mg 6 9.68 Kháng H2 (n=62) Ranitidin Prijotac ống 50mg/2ml 30 48.39 Kháng acid & bao vết loét (n=13)

Attapulgit Gastropulgit Gói thuốc bột 3g 13 100

Amoxicilin Hagimox viênnang 500mg 93 100 Diệt H. pylori

(n=93) Metronidazol Metronidazol 250mg 10 10.75 Kết quảở bảng 3.8 cho ta thấy nhóm thuốc ức chế bơm proton chỉ có 1 thuốc được sử dụng là omeprazol chiếm tỷ lệ 100%.

- Thuốc kháng H2được dùng (ranitidin, cimetidin, famotidin). Ranitidin chiếm tỷ lệ nhiều nhất 48.39%, tỷ lệ famotidin chiếm 41.94%, cimetidin chiếm tỷ lệ thấp nhất 9.68%.

- Nhóm kháng acid và bao vết loét được sử dụng duy nhất là gastropulgit chiếm tỷ lệ 100% ( trong tổng số 13 bệnh nhân được chỉ định sử

dụng thuốc).

- Nhóm diệt H. pylori, amoxicilin được sử dụng chiếm tỷ lệ 100%, metronidazol sử dụng chiến tỷ lệ 10.75%;

3.2.3. Tần xuất các nhóm thuốc dùng theo nhóm bệnh

Cách điều trị bệnh VDD- LDD, LTT gần giống nhau về thuốc chỉ định trong điều trị, nhưng khác nhau về liều lượng của thuốc và thời gian điều trị, vì vậy để chứng minh việc sử dụng thuốc trong điều trị giữa VDD và LDD chúng tôi đã khảo sát và thu được kết quả trình bày ở bảng 3.9.

Bng 3.9. T l s dng thuc theo nhóm bnh. LDD-TT(n=13) VDD (n=110) STT Nhóm thuốc Tỷ lệ (%) SBN ố Số BN Tỷ ( %) Ức chế bơmproton (omeprazol) 1 13 100 80 72.73 2 Kháng H2 (famotidin hoặc ranitidin hoặc cimetidin) 13 100 49 45.00 Kháng acid & bao vết loét

Attapulgit Al(OH)3- Mg (OH)2 13 100 0 0 3

13 100 80 72.73 Diệt H. pylori

4 amoxicilin, metronidazol

Kết quả khảo sát bảng 3.9 cho ta thấy chỉ định thuốc trong điều trị

- Trong viêm loét dạ dày và loét tá tràng được phối 3 thuốc: ức chế

bơm proton hoặc kháng H2 phối hợp thêm Antacid và Diệt H. pylori, đặc biệt Antacid và Diệt H. pylori sử dụng chiếm tỷ lệ 100%.

- Trong VDD ức chế bơm bơm proton sử dụng chiếm 72.73%, kháng H2 sử dụng chiếm 45.00%, kháng sinh diệt H. pylori chiếm 72.73% còn antacid và bao che vết loét không gặp trường hợp nào.

3.2.4 Phác đồđiều trị.

3.2.4.1. BN dùng thuc dit H. pylori và không phi hp dit H. pylori

Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc diệt H. pylori và không phối hợp diệt

H. pyloriđược trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.6

Bng 3.10: T l bnh nhân dùng thuc dit H. pylori

TT Phác đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ( %) 1 Không phối hợp diệt H. pylori 30 24.39 2 Phối hợp diệt H. pylori 93 75.61 Tổng số 123 100 24.39 75.61 Phi hp dit H.pylori Không phi hp dit H.pylori

Hình. 3.6.T l bnh nhân dùng thuc dit H.pylori

Đa số bệnh nhân được chỉ định dùng phác đồ điều trị kết hợp diệt H.pylori

chiếm 75.61%.

3.2.4.2. Phác đồ không phi hp dit H. pylori.

Bng 3.11. Phác đồ không phi hp dit H. pylori Stt Phác đồ Số ca Tỷ lệ (%) (n=30) 1 Ức chế bơm proton (omeprazol) 7 23.33 2 Thuốc kháng H2 15 ( famotidin hoặc cimetidin) 50.00 Ức chế bơm Proton hoặc kháng H2 3 (Omeprazo hoặc famotidin) 8 26. 67 Tổng số 30 100 26.67 50 23.33 0 20 40 60 Nhóm thuốc

Ức chế bơm proton Thuốc kh¸ ng H2 Ức chế bơm proton hoặc kh¸ ng H2

Tỉ lệ %

Hình 3.7. Phác đồ không phi hp dit H. pylori

Kết quả ở bảng 3.11 và hình 3.7 cho thấy, trong số bệnh nhân được khảo sát phác đồ không phối hợp diệt H. pylori: kháng H2 chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, ức chế bơm proton chiếm 23.33% và ức chế bơm proton hoặc sử

3.2.4.3. Các phác đồ có phi hp thuc dit H. pylori Bng 3.12.Các phác đồ có phi hp thuc dit H. pylori Loại phác đồ Thuốc phối hợp Số ca Tỷ lệ (%) Tổng số (n=93) Amoxicilin+ famotidin 5 5.37 Amoxicilin + omeprazol 41 44.09 25.81 13.98 89.25 2 thuốc

Amoxicilin+ omeprazol hoặc ranitidin 24 Amoxicilin + omeprazol + antacid 13

3 thuốc Amoxicilin+ metronidazol + ranitidin 10 10.75 10.75

Tổng 93 100

Kết quả bảng 3.12 cho thấy:

- Phác đồ 2 thuốc được sử dụng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai chiếm tỷ lệ cao 89.25%.

- Phác đồ 3 thuốc, chiếm tỷ lệ rất thấp 10.75%.

3.2.5. Các thuốc điều trị hỗ trợ.

Điều trị bệnh VLDD-TT, ngoài việc dùng các thuốc đặc trị bệnh như

thuốc ức chế tiết acid, kháng acid dịch vị hay thuốc diệt vi khuẩn H. pylori,

bệnh nhân còn được dùng thêm các thuốc khác nhằm hỗ trợđiều trị tốt hơn. Các thuốc hỗ trợđiều trị VLDD-TT được trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.8

Bng 3.13. Các thuc điu tr h tr

Nhóm thuốc Tên thuchất ốc- Hoạt Biệt dược

Dạng thuốc, hàm lượng Số BN Tỷ lệ % (n=123)

An thần Diazepam Seduxen Viên nén 5mg 86 69.92

ống tiêm 0,25mg/ml

Atropin sulfat Atropin 43 34.96 Chống co thắt

Drotaverin Nospa Viên nén

40mg 68 55.28

Vitamin

Vitamin

(B1,B6,B12,PP,Ca2+ Mg2+…)

Hataplus Viên nang mềm 71 57.73 69.92 90.24 57.73 0 20 40 60 80 100 Tỉ lệ % Nhãm an thÇn Chèng co th¾t Nhãm vitamin Nhóm thuốc Hình 3.8: T l các thuc điu tr h tr Kết quả khảo sát bảng 3.13 và hình 3.8 cho thấy hầu hết bệnh nhân điều trịđều dùng thuốc kết hợp với thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Nhóm thuốc chống co thắt chiếm tỷ lệ cao nhất với 90.24%, nhóm an thần (diazepam) chiếm tỷ lệ

3.2.6. Các loại tương tác hay gặp

Tương tác hay gặp trong bệnh án bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai, nhằm đề xuất hạn chế tương tác, góp phần hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại bệnh viện được trình bày ở bảng 3.14 Bng 3.14. Các tương tác hay gp TT Loại tương tác Số lần gặp Tỷ lệ /Tổng số bệnh án (%)= 123 1 Kháng tiết acid (omeprazol hoặc cimetidin) Với diazepam 86 69.92 2 antacid với thuốc khác 13 10.57

Kết quả khảo sát bảng 3.14 cho thấy: Tương tác thuốc do nhóm kháng tiết acid như omeprazol, cimetidin với diazepam là 69.92%, làm tăng nồng độ của diazepam do omeprazol và cimetidin ức chế enzyme chuyển hóa thuốc ở Cyt. P450 gan.

3.2.7. Kết quả điều trị

Qua khảo sát 123 bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai -Tỉnh Thái Nguyên, kết quả điều trị

khi xuất viện được trình bày ở bảng 3.15 hình 3.9

Bng 3.15.Tình trng bnh nhân xut vin

Tình trạng bệnh nhân khi xuất viện Số bệnh nhân Tỷ lệ(%)

Bệnh nhân khỏi 80 65.04

Đỡ 42 34.15

Không đỡ 1 0.81

0.81 34.15 65.04 Khỏi Đỡ Không đỡ Hình 3.9.Tình trng bnh nhân khi xut vin [

Bảng 3.15 và hình 3.9 cho ta thấy tỷ lệ bệnh nhân khỏi hết các triệu chứng lâm sàng của bệnh VLDD-TT chiếm 65.04 %. Bệnh nhân đỡ, giảm chiếm 34.15 %. Bệnh nhân không đạt kết quả trong điều trị chiếm 0.81%.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm loét dạ

dày tá tràng với tổng số 123 bệnh nhân điều trị tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai –Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 chúng tôi nhận thấy:

4.1. MÔ HÌNH BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG 4.1.1. Vấn đề tuổi, giới tính và nghề nghiệp 4.1.1. Vấn đề tuổi, giới tính và nghề nghiệp

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh mạn tính, rất nhiều yếu tố góp phần làm gia tăng tỷ lệ bệnh như: chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu bia và các chất kích thích…vì vậy thông thường nam thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Theo các tài liệu đã được công bố, tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng mắc ở nam cao hơn nữ giới tỷ lệ 1/3[1]. Nhưng theo kết quả khảo sát của chúng tôi bệnh nhân điều trị tại khoa nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai-Thái Nguyên tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh VLDD-TT ở 2 giới chiếm tỷ lệ

1/1 không có sự khác biệt. Kết quả này có thể, trên địa bàn huyện Võ Nhai đa phần số phụ nữ phải làm công việc nặng nhọc, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống chưa hợp lý…

Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 41-59 ở cả 2 giới chiếm 43.09%. Đây là lứa tuổi thuộc nhóm lao động, là nhân lực chủ lực chính trong gia đình và có vị trí quan trọng trong xã hội, thường chịu nhiều áp lực trong công việc, chế độ ăn nghỉ chưa hợp lý, do đó nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn cũng hoàn toàn hợp lý.

Trong các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng qua khảo sát tỷ lệ VDD chiếm cao nhất 89.43% trong khi đó LDD chiếm 6.50 % và LTT chiếm 4.07%. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt về mô hình bệnh của loét dạ dày tá

tràng, ở khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai khác so với các nghiên cứu của nhiều tác giả, LTT cao gấp 4-5 lần LDD [6]. Sự khác biệt về mô hình bệnh của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có thể do bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai là bệnh viện tuyến huyện, các chẩn đoán cận lâm sàng chưa hiện đại, nhiều bệnh nhân loét tá tràng đã chủ động lên tuyến trên để khám chữa bệnh, đa phần số bệnh nhân vào điều trị chủ yếu là bệnh nhân nhẹ và một số ít bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu.

Như các tài liệu đã công bố trước đây, tầng lớp trí thức thường có tỷ lệ

mắc bệnh VLDD-TT cao hơn đối tượng lao động chân tay, vì đối tượng trí thức thường chịu nhiều áp lực hơn trong công việc, nhưng thực tế khảo sát của chúng tôi nông dân chiếm với tỷ lệ cao tới 82.11% trong khi đó đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ công chức,viên chức chỉ chiếm 17.89%. Điều này có thể do người dân ở huyện Võ Nhai đa phần là nông dân làm nông nghiệp, cùng với các công việc nặng nhọc như khai thác lâm nghiệp, khai thác đá, nông nghiệp…bên cạnh đó trình độ dân trí thấp, nên việc ăn, uống và sử

dụng các thuốc ảnh hưởng tới dạ dày, và kiến thức về phòng bệnh còn hạn chế

so với các đối tượng cán bộ, học sinh- sinh viên, nên tỷ lệ bệnh VLDD-TT chiếm cao hơn ở nông dân theo chúng tôi là phù hợp.

4.1.2. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Trong các phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày- tá tràng, nội soi là phương pháp hữu hiệu nhất. Đặc biệt trong phân loại bệnh LDD và LTT. Kết quả khảo sát cho thấy tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai bệnh nhân được chẩn đoán qua nội soi chiếm tỷ lệ tương đối cao.Trong mẫu khảo sát 123 bệnh nhân có 79 bệnh nhân được nội soi chiếm 64.23%. Đây cũng là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu chi phí về kinh tế của người bệnh khi phải chuyển tuyến.

Ngoài việc chẩn đoán và phân loại bệnh, việc xác định nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn H. pylori, và các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

cũng rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Nhưng tại bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai qua khảo sát cho thấy 100% bệnh nhân chưa được xét nghiệm tìm vi khuẩn H. pylori. Việc kết hợp giữa nội soi để chẩn đoán và phân loại bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, kết hợp với phương pháp xác định vi khuẩn H. pylori sẽ là cơ sở để lựa chọn thuốc điều hợp lý và hiệu quả hơn, sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết trong điều trị.

4.1.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng thường gặp trong viêm dạ dày. Trong khảo sát này tỷ lệ gặp các chứng ợ hơi, ợ chua chiếm tỷ lệ tương đối lớn 63.41 %. Bệnh nhân đau tức vùng thượng vị chiếm tỷ lệ 55.28%. Xuất huyết tiêu hoá là biến chứng điển hình trong loét dạ dày, loét tá tràng chiếm tỷ lệ thấp 22.76% trong mẫu khảo sát.

4.2. VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ

4.2.1. Các thuốc sử dụng trong điều trị

Đáp ứng mục tiêu trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng nhanh chóng giảm co thắt, chống xung huyết, liền sẹo, ngăn ngừa tái phát và biến chứng [8][10], các nhóm thuốc cơ bản được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng gồm thuốc kháng H2, ức chế bơm proton, diệt H. pylori, trong đó 75.61 % thuốc ức chế bơm proton và 50.41% dùng thuốc kháng H2, nhóm thuốc bao che vết loét được sử dụng rất hạn chế 10.57%.

 Nhóm kháng acid và bao vết loét.

Các chế phẩm với thành phần cơ bản của các nhôm hydroxyd, magesihydroxyd, có tác dụng cắt cơn đau, nâng PH dạ dày lên xấp xỉ 4, giảm tiết pepsin. Bên cạnh đó các có tác dụng không mong muốn như gây tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.

Hiện nay hiệu quả và tính an toàn của nhiều thuốc mới ra đời đã hạn chế

việc sử dụng antacid, tuy nhiên antacid vẫn được dùng cho các bệnh nhân có

ổ loét và bệnh nhân có liên quan đến chứng acid như loét dạ dày tá tràng. Trong mẫu khảo sát thuốc antacid được sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai duy nhất chỉ có 1 antacid (biệt dược Gstropulgit) chiếm tỷ lệ

10.57%. Antacid được chỉđịnh chủ yếu bệnh nhân có ổ loét hang vị, môn vị

có trợt loét, vì vậy việc tương tác thuốc trong điều trị có phần hạn chế hơn khi sử dụng phối hợp các antacid chứa Al(OH)3- Mg (OH)2 với các vitamin có chứa đa khoáng Ca2+, Mg2+.

Nhóm kháng thụ thể H2 (H2RA)

Nhóm kháng thụ thể H2RA có cấu trúc hoá học tương tự như histamin nên cạnh tranh với histamin trên receptor tại tế bào viền của thành dạ dày, làm giảm nồng độ H+ và lượng dịch vị bài tiết. Cimetidin là thuốc kháng H2 ra đời

đầu tiên và là sự lưa chọn đầu tay của thầy thuốc trong những năm 80 của thế

kỷ trước. Tuy nhiên do thuốc ức chế enzym chuyển hoá ở gan của nhiều thuốc khác, nên hiện nay ít được sử dụng, khi các thuốc thế hệ sau như famotidin, ranitidin tác dụng mạnh hơn, ít tác dụng không mong muốn.

Theo khảo sát của chúng tôi tại bệnh viện có 3 thuốc nhóm kháng thụ

thể H2RA được sử dụng (cimetidin, famotidin, ranitidin). Ranitidin được sử

dụng với tỷ lệ cao hơn chiếm 50.41%, ngoài dạng uống còn có dạng tiêm ranitidin 50mg/2ml, là dạng thuốc được lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân biến chứng xuất huyết tiêu hoá và được chỉ định cho bệnh nhân nôn nhiều không dùng được thuốc qua đường uống. Hơn nữa điều kiện kinh tế của nhân dân huyện Võ Nhai còn thấp, bệnh nhân vào viện điều trị chiếm 90% được quỹ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội bệnh viện đa khoa huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)