Với mục đích xác lượng H2O2 cần thiết cho quá trình xử lý là tốt nhất, ta tiến hành thí nghiệm sau:
Nồng độ đầu vào của xanh metylen: 20ppm. Thể tích dung dịch xanh metylen: 50ml. Thời gian lắc 30 phút.
Môi trường pH = 7
Vật liệu M1:
Khối lượng vật liệu M1 là 1,5 gam
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng H2O2 đối với vật liệu M1
V(ml) 0,2 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5
H(%) 65,89 69,34 75,23 82,49 88,74 88,95 89 88,81 88,62 88,59
Hình 4.16: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng H2O2 đến hiệu suất xử lý đối với vật liệu M1
Vật liệu M2:
Khối lượng vật liệu M2 là 1,0 gam
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng H2O2 đối với vật liệu M2
V(ml) 0,2 0,3 0.5 1 2 3 4 5 7
H(%) 60.3 85.1 88,2 94,1 95,8 95 93.5 93.1 91.2
Hình 4.17: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng H2O2 đến hiệu suất xử lý đối với vật liệu M2
Qua hai đồ thị ta thấy hiệu suất xử lý tăng mạnh khi tăng lượng H2O2 từ 0,1 đến 2 ml. Điều này được giải thích do số lượng gốc tự do HO* sinh ra tăng theo lượng H2O2 tăng , khi tiếp tục tăng lượng H2O2 ( >2ml) thì hiệu quả xử lý không những không tăng mà còn giảm hơn. Hiện tượng này có thể do khi đó đã xảy ra quá trình tiêu thụ gốc tự do theo phương trình:
H2O2 + HO* → HO2* + H2O HO2* + HO* → H2O + O2
Việc tiêu thụ gốc tự do HO* dư đã làm giảm khả năng xúc tác nên hiệu quả xử lý giảm. Như vậy, có thể thấy lượng H2O2 tối ưu cho quá trình xử lý xanh metylen là 2ml.