Hiện nay, Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán công cụ tài chính quy định về việc phát hành cổ phiếu, gồm cả phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Các nội dung kế toán phát hành cổ phiếu được quy định chung trong phần hệ thống tài khoản
kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15 ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
Khi doanh nghiệp SXKD phát hành cổ phiếu, kể cả các cổ phiếu ưu đãi thì được theo dõi trên tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” với các nguyên tắc cần phải tôn
trọng như sau:
- Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần:
+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu. + Thặng dư vốn cổ phẩn phản ánh khoản chênh lệch giữa số tiền thực tế thu
được so với mệnh giá khi phát hành lần đầu hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu và chênh lệch tăng, giảm giữa số tiền thực tế thu được so với giá mua lại cổ phiếu khi tái phát
hành cổ phiếu quỹ. Nếu chênh lệch là tăng thì ghi bên Có TK4112 “Thặng dư vốn cổ phần”, nếu chênh lệch giảm thì ghi bên Nợ TK4112. Khi trình bày TK4112 trên bảng cân đối kế toán là dương nếu số dư bên Có, là âm nếu số dư bên Nợ.
- Riêng trường hợp mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay tại ngày mua thì giá trị cổ phiếu được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tại ngày mua là giá thực tế mua lại và cũng phải ghi giảm nguồn vốn kinh doanh chi tiết theo mệnh giá và phần thặng dư vốn cổ phần của cổ phiếu mua lại.
Để theo dõi vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần thì tài khoản 411 được chi tiết thành TK4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” và tài khoản 4112 “Thặng dư vốn cổ phần”.
Trường hợp mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu: Thực hiện theo thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện chuẩn
mực kế toán số 11 “ Hợp nhất kinh doanh”.