Bàn luận về kết quả phân tích cấu trúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp mafenid acetat qua trung gian phthalimid và phthalami (Trang 46)

 Kết quả phân tích phổ IR: Phổ hồng ngoại cho phép phân tích được các dải hấp thụ đặc trưng của dao động hóa trị và dao động biến dạng của các nhóm chức và các liên kết điển hình trong cấu trúc phân tử của chất được ghi phổ. Do đó, việc phân tích phổ hồng ngoại chủ yếu xác định nhóm chức để thấy được quá trình phản ứng tạo thành sản phẩm có nhóm chức mong muốn. Trên phổ IR của các chất được trình bày ở bảng 3.1 đều xuất hiện các dao động hóa trị đặc trưng cho các nhóm chức có trong công thức của các chất. Ví dụ với hợp chất (11), xuất hiện các đỉnh hấp thụ 3257 và 3358 là đặc trưng cho các liên kết N-H, vùng hấp thụ từ 1602 đến 1467 là đại diện cho các liên kết C=C của vòng thơm, ngoài ra, nhóm chức quan trọng là SO2 cũng được hiển thị ở các đỉnh hấp thụ 1313 và 1155. Điều này rõ ràng cho thấy phản

ứng amid hóa của hợp chất (10’) với NH3 đã xảy ra đúng như quy trình. Tiếp theo, ở hợp chất (12), đỉnh hấp thụ ở 1318 và 1159 là của nhóm SO2, tương tự như trên phổ của hợp chất (11), tuy nhiên hợp chất (12) này xuất hiện đỉnh hấp thụ ở 1706 là của liên kết C=O acid và 1648 của liên kết C=O amid, khác với đỉnh 1768 và 1705 là đại diện cho liên kết imid. Điều này chứng tỏ rằng phản ứng thủy phân đã thành công. Sản phẩm cuối cùng mafenid, trên phổ ghi nhận có sự xuất hiện của các nhóm chức N-H, C-H thơm, SO2, C-H no và cả C=C thơm, nhưng không thấy sự xuất hiện của các nhóm chức C=O acid và C=O amid, điều này là phù hợp với sản phẩm dự đoán của phản ứng.

 Kết quả phân tích phổ MS: Phổ MS dùng để xác định khối lượng phân tử của các chất tổng hợp đuợc và số khối các mảnh ion bị phân mảnh từ công thức cấu tạo của các chất. Kết quả đo phổ cho thấy các pic chính trên phổ thể hiện giá trị m/z tương ứng xấp xỉ với khối lượng phân tử của các chất cần xác định.

 Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân: phổ cộng hưởng từ hạt nhân dùng để khẳng định chắc chắn cấu trúc của các chất. Phổ 1H- NMR xác định sự có mặt của các nhóm có proton dựa vào độ chuyển dịch hóa học, bộ khung của hợp chất (vòng thơm…), số lượng proton ở C bên cạnh căn cứ vào độ bội của tín hiệu cộng hưởng và sự có mặt của tạp chất. Phổ 13C- NMR cho biết cấu trúc hóa học, bậc carbon và các liên kết giữa nguyên tử C với các nguyên tử khác có trong hợp chất. Với phổ 1H- NMR, số lượng proton, độ dịch chuyển hay độ bội của tín hiệu là phù hợp với các công thức cấu tạo của các sản phẩm tạo thành. Phổ của các chất được đo đã thể hiện các tín hiệu đặc trưng chứng tỏ phản ứng đã diễn ra theo đúng định hướng, ví dụ hợp chất (I) có tín hiệu ở 4,10 đại diện cho nhóm ─CH2, 7,44 đại diện cho hydro của nhóm NH2 (sulfonamid) và dải tín hiệu từ 7,67-7,86 đại diện cho các H trong vòng thơm, còn lại tín hiệu 8,54 là của NH2 amin.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

 Đã tổng hợp thành công mafenid acetat từ nguyên liệu ban đầu là anhydrid phthalic đi qua chất trung gian phthalimid.

 Nghiên cứu phản ứng định hướng tổng hợp mafenid acetat qua trung gian phthalamid.

Kiến nghị:

 Tiếp tục hoàn thiện quy trình tổng hợp mafenid acetat qua trung gian phthalamid.

 Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng như dung môi, xúc tác...để nâng cao hiệu suất của quy trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Mạnh Bình và Nguyễn Quang Đạt (2007), Hóa học hữu cơ tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.92-96, 112-130.

2. Nguyễn Hữu Đĩnh và Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, tr.27-99, 296- 320.

3. Trần Đức Hậu (2007), Hóa dược, Tập 2, NXB Y học, Hà Nội, tr.86-89. 4. Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý tập

II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.61-204.

Tiếng Anh

5. R. Agusto, W. Boehme (1974), ''Production of phthalimide'', Google Patents. 6. Arthur Israel Vogel (1989), Textbook of Practical Organic Chemistry, 5ed,

Prentice Hall, pp.780.

7. J. P. Bassin, R. J. Cremlyn, F. J. Swinbourne (1991), "Review chlorosulfonation of aromatic annd hetero-aromatic systems'', Phosphorus, Sulfur, and Silicon and the Related Elements. 56(1-4), pp. 245-275.

8. Frank H. Bergeim, William Braker (1944), "Homosulfanilamides1", Journal of the American Chemical Society. 66(9), pp. 1459-1460.

9. R. J. Cremlyn (2002), "Sulfonation and chlorosulfonation of organic compounds", Chlorosulfonic Acid: A Versatile Reagent, The Royal Society of Chemistry, pp. 7-21.

10. Church Deirdre L et al. (2006), "Burn Wound Infections", Clinical Microbiology Reviews. 19(2), pp. 403-434.

11. Alekha K. Dash, Shankar Saha (1996), "Mafenide Acetate", Analytical Profiles of Drug Substances and Excipients, Academic Press, pp. 277-305.

12. M. S. Gibson, R. W. Bradshaw (1968), "The Gabriel Synthesis of Primary Amines", Angewandte Chemie International Edition in English. 7(12), pp. 919-930.

13. Kakuji Ishifuku et al. (1949), "Synthesis of p- Aminomethylbenzenesulfonamide", Yakugaku Zasshi. 69(6-10), pp. 417-418. 14. M. Fekry Ismail et al. (1985), "Action of grignard reagents and amines on some N-(Arylmethyleneamino)phthalimides", Journal für Praktische Chemie. 327(2), pp. 177-182.

15. Shaik Lateef et al. (2006), "Novel Synthesis of Mafenide and Other Amino Sulfonamides by Electrochemical Reduction of Cyano Sulfonamides",

Helvetica Chimica Acta. 89(6), pp. 1254-1257.

16. Maghsoudi H. et al. (2011), "Comparison between topical honey and mafenide acetate in treatment of burn wounds"(1592-9566 (Electronic)).

17. Martindale The Complete Drug Reference, (2009), 36th edition, Pharmaceutical Press, UK, pp.296.

18. The Merck index (2001). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Ellis Miller et al. (1940), "The Preparation of Some Amino Sulfonamides",

Journal of the American Chemical Society. 62(8), pp. 2099-2103.

20. Manske Richard H. F (1932), "Benzyl phthalimde", Organic Syntheses. 12, pp. 10.

21. Tianhong et al. (2010), "Topical Antimicrobials for Burn Wound Infections",

Recent Patents on Anti-Infective Drug Discovery, Bentham Science, pp. 124- 151.

22. Akiyoshi Tsuji, Kuniko Takahashi (1976), "In vitro antibacterial activity of mafenide acetate", Chemotherapy. 24(8), pp. 1603-1613.

23. United States Pharmacopeial (2008), vol 32, The United States Pharmacopeial Convention.

24. A. Van Loevezijn et al. (2011), ''Arylsulfonyl pyrazoline carboxamidine derivatives as 5-ht6 antagonists'', Google Patents.

25. Martin G. W., Morris J. A. (1971), "Acid-Base Effects of Topical Mafenide Acetate in the Burned Patient", New England Journal of Medicine. 284(23), pp. 1281-1286.

26. Frederick C. Nachod (1970), ''Topical therapeutic preparation containing p- aminomethylbenzenesulfonamide salt and method of treating burns therewith'', Sterling Drug Inc.

Tiếng Nhật 27. 柴田 承二 (1944), "地衣成分ヂヂム酸の構造に就て", Yakugaku Zasshi 64(1), pp. 50-59. 28. 富田眞雄 và 岸北博 (1944), "紅頭ツヅラフヂのアルカロイドに就て (其 三)", 藥學雜誌. 64(4), pp. 240-241. Website 29. http://www.rxlist.com/sulfamylon-drug/side-effects-interactions.htm.

PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phổ IR của hợp chất 11. Phụ lục 2. Phổ IR của hợp chất 12. Phụ lục 3. Phổ IR của hợp chất I. Phụ lục 4. Phổ IR của hợp chất 15. Phụ lục 5. Phổ MS của hợp chất 11. Phụ lục 6. Phổ MS của hợp chất 12. Phụ lục 7. Phổ MS của hợp chất I. Phụ lục 8. Phổ MS của hợp chất 15. Phụ lục 9. Phổ MS của hợp chất 17. Phụ lục 10. Phổ 1H- NMR của hợp chất 11. Phụ lục 11. Phổ 1H- NMR của hợp chất 12. Phụ lục 12. Phổ 1H- NMR của hợp chất I. Phụ lục 13. Phổ 1H- NMR của hợp chất 15. Phụ lục 14. Phổ 1H- NMR của hợp chất 17. Phụ lục 15. Phổ 13C- NMR của hợp chất I. Phụ lục 16. Phổ 13C- NMR của hợp chất 15.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp mafenid acetat qua trung gian phthalimid và phthalami (Trang 46)