Tình hình nghiên cứu trong nướ c:

Một phần của tài liệu Theo dõi đối tượng chuyển động bằng phương pháp lọc tích hợp (Trang 33)

Các nghiên cứu ở Việt Nam về theo dõi đối tượng chuyển động được tìm thấy chủ yếu trong các luận văn tốt nghiệp và một số bài báo. Trong sốđó có nghiên cứu của nhóm tác giả trường đại học Bách Khoa TP.HCM [17]. Các tác giảđề xuất phương pháp theo vết đối tượng trong miền Curvelet. Đầu tiên thực hiện phép biến

đổi Curvelet rời rạc trên ảnh gốc để lấy các hệ số Curvelet. Sau đó thực hiện lấy ngưỡng và tái dựng hệ số Curvelet ở tỉ lệ thô nhất để lấy bản đồ cạnh của nó. Thực hiện lặp lại với các bản đồ cạnh ở tỉ lệ mịn hơn đến khi đạt được sự hội tụ. Phương pháp này đòi hỏi tính toán khá phức tạp.

Bài báo về kỹ thuật phát hiện, bám sát đối tượng và ứng dụng của nhóm tác giả trường đại học Lạc Hồng [18] đã đề xuất giải pháp kết hợp giữa phương pháp dòng quang học với phương pháp trích chọn mẫu. Đầu tiên, thuật toán tạo ra tập đối tượng ban đầu, sau đó sử dụng phương pháp dòng quang học để lấy mẫu đối tượng. Tiếp theo xác định các đối tượng lân cận có hệ số khoảng cách giữa hai đối tượng giống nhau. Tính và chuẩn hoá các trọng số sau đó quay lại bước lấy lại mẫu và ước lượng kích thước mẫu. Thực hiện lặp lại N lần lấy mẫu và thay thế đểđạt được các mẫu mới. Giải pháp này vẫn có nhược điểm là chưa phù hợp với môi trường ánh sáng thay đổi.

Ngoài ra còn có các nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của Trần Thái Nhân (2006), Nguyễn Thị Lan Hương (2006), Nguyễn Quỳnh Nga (2007), Bùi Cao Phát (2010)… đa số đều sử dụng phương pháp trừ nền kết hợp với một số bộ lọc phổ biến để phát hiện đối tượng chuyển động và theo vết đối tượng. Các phương pháp này còn tồn tại nhiều nhược điểm cần phải khắc phục.

Các nghiên cứu trong nước cơ bản đã giải quyết được bài toán theo dõi đối tượng chuyển động và đã có những ứng dụng thiết thực. Tuy nhiên các phương pháp giải quyết bài toán còn nhiều nhược điểm và cần được cải tiến để nâng cao hiệu quả. Đề tài theo dõi đối tượng chuyển động bằng phương pháp lọc tích hợp sẽ

Chương 3 GII THUT ĐỀ XUT

Một phần của tài liệu Theo dõi đối tượng chuyển động bằng phương pháp lọc tích hợp (Trang 33)