Các đặc tính của tác tử di động

Một phần của tài liệu Điện toán đám mây Tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh (Trang 33)

Chương 3 TÁC TỬ DI ĐỘNG (MOBI AGENT) VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN TÁC TỬ DI ĐỘNG

3.2Các đặc tính của tác tử di động

Tính di động: Là khả năng di chuyển từ môi truờng thi hành này sang môi

trường khác của một tác tử. Khả năng di động của một tác tử được phân thành hai loại. Di động mạnh là khả năng mà hệ thống có thể di chuyển cả mã chương trình và trạng thái thi hành của tác tử đến một môi trường khác. Di động yếu là khả năng của hệ thống chỉ có thể di chuyển mã chương trình giữa các môi trường thi hành với nhau,mã nguồn có thể mang kèm theo một số dữ liệu khởi tạo nhưng trạng thái thi hành thì không thể di chuyển.  Tính tự trị: Là khả năng tự kiểm soát những hoạt động của chính nó và thi

hành các tác vụ độc lập với người dùng hoặc của tác tử khác. Có nhiều hướng đánh giá sự tự trị của tác tử, trong đó hai đặc tính: hướng đích và

chủ động thường được dùng để đánh giá mức độ tự trị của tác tử. Khả năng tự trị của tác tử chủ yếu đượcquyết định bởi tri thức trang bị cho tác tử.  Tính thích nghi: Là khả năng của tác tử có thể thực thi trên những môi

trường lạ và biết cách học và thay đổi hành vi của nó theo các tri thức thu được từ môi trường.

Khả năng cộng tác: Là khả năng liên lạc, phối hợp hoạt động của các tác

tử với các tác tử khác của cùng môi trường hay với các loại đối tượngtrong những môi trường khác.

Tính đóng và bền vững: Là độc lập với các phần mềm tác tử khác và có

khả năng tồn tại bền vững trong môi trường hoạt động. [III.2]

Một phần của tài liệu Điện toán đám mây Tác tử phần mềm hướng tới dịch vụ điện toán thông minh (Trang 33)