- Giá trị của con người, chất lượng cuộc sống và an toàn môi trường phải được đặt làm trọng tâm của cách tiếp cận mới, có trách nhiệm, và đáp
ứng được các nhu cầu và đòi hỏi trong điều kiện địa phương. [13]
- Đểđạt được các nguyên tắc quản lý, tất cả các tầng lớp phải tham gia vào việc ra quyết định, nhất là người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ.
+ Việc ra quyết định tại tất cả cấp bộ phải dựa trên lựa chọn đã thông báo. + Việc khuyến khích dự trù, tiêu dùng dịch vụ và phương tiện phải phù hợp với mục tiêu chung.
+ Các quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng phải cân bằng với trách nhiệm đối với cộng đồng rộng lớn của con người và môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 - Chất thải phải được xem xét như là một nguồn tài nguyên và việc quản lý phải được tiến hành nghiêm túc.
+ Giảm thiểu đầu tư nhưng vẫn tăng năng suất, an toàn về môi trường và nước.
+ Hạn chế xuất khẩu nước để tăng năng suất và hạn chế lan truyền ô nhiễm. + Nước thải phải được tái sử dụng và bổ sung vào quỹ nước.
- Các vấn đề về VSMT được giải quyết trong phạm vi tối thiểu nhất (hộ
gia đình, quận, thị trấn, thành phố) và các chất thải pha loãng càng ít càng tốt. + Chất thải phải được quản lý gần nguồn thải.
+ Giảm thiểu việc dùng nước để vận chuyển chất thải. + Phát triển các công nghệ tái sử dụng và vệ sinh chất thải.
Tóm lại: Phương pháp tiếp cận kiểm soát ô nhiễm mang tính tổng hợp gồm các ước tính về tải trọng chất thải trong tất cả các dòng chất thải và chi phí của các phương án kiểm soát ô nhiễm trong các điều kiện khác nhau. Phương pháp này cho phép có sự thống nhất trong quản lý từ đó giảm thiểu ô nhiễm từ mọi nguồn tới một mức độ xác định trước.