ty cổ phần giải pháp mạng và máy tính TIC trong thời gian qua
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự quan tâm rất lớn tới hoạt động quản trị thương hiệu và truyền thông thương hiệu nói riêng. Bên cạnh đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, các công nghệ truyền thông thay đổi cũng đã tác động rất lớn tới tư duy và cách thức làm truyền thông thương hiệu của các doanh nghiệp. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược truyền thông thương hiệu hợp lý và hiệu quả để có thể giữ vững và duy trì hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường.
Từ năm 2011 trở về trước, hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty TIC gần như chưa được công ty quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển của công ty cũng như gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu, hoạt động quản trị thương hiệu nói chung và truyền thông thương hiệu nói riêng đã được công ty quan tâm và có những đầu tư nhất định nhưng vẫn còn khá hạn chế. Các quyết định về quản trị thương hiệu do phòng kinh-marketing thực hiện và ngân sách cho hoạt động truyền thông thương hiệu nằm trong ngân sách chung của hoạt động marketing.
Các kết quả điều tra phỏng vấn chuyên sâu
Số lượng CBNV công ty TIC được phỏng vấn: 20 người, trong đó có 4 lãnh đạo (gồm 2 trưởng phòng, 2 phó phòng ) và 16 nhân viên thuộc các phòng ban và hệ thống showroom trên địa bàn Hà Nội
Số lượng phiếu phát ra: 20 Số lượng phiếu thu về: 20 Số lượng phiếu hợp lệ: 20
Nội dung phiếu điều tra phỏng vấn chuyên sâu tập trung vào các vấn đề sau:
- Mức độ cập nhật thông tin nội bộ và đánh giá của các nhân viên trong công ty về truyền thông thương hiệu nội bộ hiện tại.
- Các yếu tố cần chú trọng trong phát triển truyền thông thương hiệu nội bộ.
- Nhận thức của CBNV về thương hiệu công ty cũng như văn hóa doanh nghiệp.
- Những điểm còn hạn chế trong công tác truyền thông thương hiệu nội bộ tại công ty hiện nay.
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu đưa ra các kết quả như sau:
Các kênh tiếp cận thông tin nội bộ của CBNV sắp xếp theo mức độ thường xuyên: Mạng nội bộ, Email, nhóm trên mạng xã hội, công văn, khóa tập huấn, cuộc thi, sự kiện nội bộ, website, tập san nội bộ, fanpage ngân hàng trên mạng xã hội.
Kênh Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tiếp cận
Mạng nội bộ 100% (20 người) 0% (0 người) 0% (0 người)
Email 100% (20 người) 0% (0 người) 0% (0 người)
Nhóm trên mạng xã hội 70% (14 người) 20% (4 người) 10% (2 người) Công văn 60% (12 người) 40% (8 người) 0% (0 người) Khóa tập huấn 60% (12 người) 40% (8 người) 0% (0 người) Cuộc thi 50% (10 người) 40% (8 người) 10% (2 người) Sự kiên nội bộ 45% (9 người) 50% (10 người) 5% (1 người) Website TIC 30% (6 người) 40% (8 người) 25% (5 người) Tập san nội bộ 10% (2 người) 70% (14 người) 20% (4 người) Fanpage trên mạng xã hội 0% (0 người) 30% (6 người) 70% (14 người)
Bảng 2.2 Mức độ tiếp cận các kênh thông tin nội bộ của công ty TIC
Kết quả khảo sát cho thấy mạng nội bộ và email là 2 kênh truyền thông mà 100% CBNV trong công ty đều tiếp cận. Đây là kênh truyền thông nội bộ chính của công ty để cập nhật mọi thông tin liên quan đến thị trường, nghiệp vụ, đối thủ cạnh tranh…và các hoạt động của công ty tới mọi nhân viên. Ngoài ra các công văn chính thức và mạng xã hội cũng là các kênh truyền thông có mức độ tiếp cận tương đối lớn với CBNV trong công ty. Mạng xã hội là kênh truyền thông không chính thức nhằm
cung cấp các thông tin cập nhật về hoạt động trong công ty còn công văn để truyền tải những quy định, chính sách và định hường phát triển của công ty tới nhân viên. Ngoài ra, công ty cũng có tổ chức các cuộc thi, sự kiện nội bộ hàng năm tuy nhiên hiệu quả truyền thông tới nhân viên còn khá hạn chế.
Khảo sat mức độ nhận biết và đánh giá của khách hàng về thương hiệu TIC Số phiếu phát ra:80
Số phiếu thu về: 80 Số phiếu hợp lệ : 76
Phiều khảo sát tập trung trả lời các câu hỏi - Mức độ nhận biết của thương hiệu TIC
- Ý nghĩa, khả năng ghi nhớ và truyền thông của thương hiệu TIC
-Đánh giá của khách hàng va công chúng về hiệu quả truyền thông của thương hiệu TIC
Tiêu chí Hoàn toàn không tốt Không tốt Bình thường Tốt Hoàn toàn tốt Hệ thống nhận diện thương hiệu 9,10% 50% 40,90% Mạng lưới showroom 31,81 % 69,19% Chất lượng dịch vụ 25% 25% 50%
Thái độ nhân của nhân
viên bán hàng 11,38% 56,81% 31,81 % Quan hệ khách hàng 9,09% 70,45 % 20,46% Chương trình xã hội 4,55% 27,27 % 68,18%
Tin thương hiệu TIC
truyền đến khách hàng 29,54% 52,27%
18,19 %
Bảng 2.3 Mức độ nhận biết và đánh giá của khách hàng về thương hiệu TIC 2.2.1 Quảng cáo thương hiệu
Đây có thể nói là công cụ truyền thông chủ yếu trong kế hoạch truyền thông thương hiệu của công ty
Quảng cáo qua báo chí
Công ty tiến hành thuê quảng cáo trên các trang báo theo từng chương trình cụ thể như quảng cáo về các chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm mới trên tờ Thanh Niên, Khoa học và công nghệ.
Quảng cáo qua internet
Với những ưu điểm của mình thì Internet đang được công ty sử dụng như là phương tiện quảng cáo chủ yếu của công ty.Công ty có các chương trình quảng cáo trên các tờ báo điện tử và các chuyên trang về công nghệ theo từng đợt có định hướng. Công ty thường xuyên đăng tin quảng cáo trên 24h.vn, tinhte.vn, genk.vn, tintuc247.vn để giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm và hoạt động của công ty cũng như liên kết với các trang mua hàng trực tuyến như vatgia.com, hotdeal.vn để giới thiệu và bán sản phẩm.
Quảng cáo qua website
Một hình thưc quảng cáo quan trọng khác của công ty trên internet nữa chính là website và fanpage của công ty.Hiện tại công ty có một website Tic.vn, ở đây khách hàng có thể tìm hiểu mọi thông tin về công ty, từ sản phẩm, giá cả đến các chương trình khuyên mại. Có thể nói website tic.vn chính là kênh thông tin chính thống và tin cậy nhất của khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm thông tin về công ty. Tuy nhiên hạn chế của website này là thiết kế còn đơn giản, chưa thực sự bắt mắt, chủ yếu giới thiệu về sản phẩm, các chức năng hỗ trợ đặt hàng và thanh toán trực tuyến còn hạn chế. Fanpage của công ty thu hút lượng người like tương đối lớn(>10000 like), các hoạt động trên fanpage được cập nhật thường xuyên tuy nhiên số lượng tương tác lại khá thấp.
Ngoài ra công ty còn sử dụng phần mềm skype để hỗ trợ khách hàng trực tuyến và quảng cáo qua giao thức skype.
Hình 2.4 Website giới thiệu sản phẩm của công ty
Quảng cáo tại điểm bán
Hệ thống 3 showroom giao dịch và văn phòng của công ty là kênh quảng cáo quan trọng trong hoạt động truyền thông của công ty. Tại các điểm bán hàng của mình, công ty sử dụng các băng rôn, các tờ quảng cáo cỡ lớn để thông báo, giới thiệu về sản phẩm và các chương trình khuyến mại của mình tới khách hàng. Các tờ quảng cáo này đã tạo sự chú ý và thu hút lớn đối với khách hàng. Tuy nhiên khả năng tương tác và quảng cáo của nhân viên bán hàng trực tiếp tại điểm bán còn nhiều hạn chế, đội ngũ
nhân viên bán hàng chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng tương tác và quảng cáo sản
phẩm tới khách hàng.
Hình 2.5 banner quảng cáo của công ty tại điểm bán
Quảng cáo qua điện thoại, email
Trong hình thức quảng cáo trực tiếp này, công ty sử dụng phương tiện là điện thoại và email để trực tiếp trao đổi với khách hàng. Gọi điện thoại là hình thức có hiệu quả cao nhất so với các phương tiện khác. Với mỗi nhóm khách hàng và đối tác, công ty có sự điều chỉnh về cách thức giao tiếp, giới thiệu về công ty cũng như thương hiệu của công ty, trực tiếp đánh giá được thương hiệu đối với khách hàng. Công ty sử dụng một số điện thoại tổng đài chăm sóc khách hàng luôn trực 24/24 để có thể hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho khách hàng bất cứ lúc nào.
Với hình thức quảng cáo qua điện thoại và email, công ty tiến hành phân loại khách hàng theo từng nhóm cụ thể sau đó cho nhân viên chăm sóc khách hàng gọi điện hoặc gửi email cho khách để quảng cáo về sản phẩm của công ty theo từng đợt và từng chương trình khác nhau.
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như việc xây dựng và phát triển thương hiệu thì ngoài những đại lý hiện có, công ty còn “biến” những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của mình trở thành một đại lý cho công ty khi trở về, bằng cách sau khi khách hàng sử dụng chương trình thì sẽ có bộ phân nhân viên chăm sóc khách hàng gửi email cảm ơn và hỏi thăm cảm nhận của khách hàng về dịch vụ của công ty.