Khối hỗ trợ kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Phòng giao dịch Lê Đại Hành (Trang 26)

Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức bộ máy, xây dựng và kiện toàn hệ thống quy chế quản lý. Nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban. Chủ trì và phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và cải tiến chính sách phát triển nhân lực, đãi ngộ, lương thưởng, quy chế quản lý, nội quy, quy trình làm việc.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo dõi và dự báo biến động nhân sự, lập kế hoạch sử dụng và phát triển nhân lực. Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, định biên, bố trí sắp xếp nhân sự. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức thi tuyển và phối hợp tuyển chọn nhân sự; dự thảo Hợp đồng lao động trình Giám đốc. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ lao động

Lập kế hoạch và tổ chức quản trị thực hiện hệ thống đãi ngộ lao động và đánh giá hoàn thành công việc tại các Phòng ban. Chủ trì giám sát thực hiện quy chế và các quy định về tiền lương, tiền thưởng. Lập kế hoạch, xác định tổng quỹ lương, bảo hiểm xã hội, y tế và tổ chức thực hiện chi trả, trích nộp hàng tháng cho cho người lao động. Đề xuất các phương án điều chỉnh tiền lương của Công ty, phòng ban và cá nhân. Đề xuất phương án thưởng định kỳ và đột xuất cho người lao động. Tổ chức giám sát việc áp dụng và thực hiện các quy định về đánh giá hoàn thành công việc và xếp loại lao động tại các Phòng ban. Tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc về chế độ, chính sách của người lao động trong Công ty. Cập nhật và phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động.

Quản lý, điều hành công việc của nhân viên trong Phòng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Xác định nhu cầu nhân sự, đề xuất và thực hiện tuyển dụng. Phân công công việc cho từng nhân viên. Kiểm tra kế hoạch thực hiện công việc của nhân viên. Giám sát, nhắc nhở nhân viên thực hiện công việc. Điều chỉnh mục tiêu kế hoạch khi cần thiết và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Động viên, khuyến khích, thúc đẩy nhân viên thực hiện công việc

Tổ chức và giám sát công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, cung cấp dịch vụ văn phòng cho các Phòng ban, quan hệ đối ngoại với các cơ quan bên ngoài gồm. Soạn thảo, lưu trữ văn bản, công văn đi và đến có hệ thống và đúng thể thức trình bày văn bản của Công ty. Quản lý và sử dụng con dấu. Hướng dẫn và giám sát công tác lễ tân, trực tiếp quan hệ đối

GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG

ngoại với các cơ quan bên ngoài. Lập kế hoạch, mua và cấp phát văn phòng phẩm; sửa chữa, nâng cấp, thanh lý thiết bị văn phòng. Báo cáo tình trạng và tình hình sử dụng theo yêu cầu.

Phối hợp và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Tổ chức thực hiện các chương trình thăm quan nghỉ mát, hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng và yêu cầu của Giám đốc.

Để có thể thực hiện việc cho vay được thuận lợi, cơ cấu tổ chức họat động tín dụng của Ngân hàng (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh) được tổ chức tách bạch thành 04 khối cơ bản của quy trình cho vay: Quan hệ khách hàng, Phân tích tín dụng, Quyết định tín dụng, và quản lý tiền vay. Tùy theo quy mô họat động của Ngân hàng và tính chất của lọai hình cho vay, mộ bộ phận có thể đảm nhiệm một hoặc một số khâu của quy trình cho vay.

Quan hệ khách hàng

Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Quản lý tiền vay Bộ phận Tín dụng tổ chức Bộ phận Tín dụng cá nhân Bộ phận Phân tích tín dụng Trưởng Bộ phận tín dụng Ban Điều hành Hội đồng Tín dụng Hội đồng Quản trị Bộ phận Quản lý tín dụng Bộ phận Thanh tóan

1. Khối Quan hệ khách hàng: thiết lập, duy trì, và phát triển mối quan hệ tòan diện với khách hàng để cung cấp sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng cho khách hàng; chịu trách nhiệm lập tờ trình cho vay để trình cho cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng. Bao gồm các bộ phận tín dụng thuộc các phòng Quan hệ khách hàng của Ngân hàng.

2. Khối Phân tích tín dụng: tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng từ Khối Quan hệ khách hàng, sau đó thực hiện việc phân tích, thẩm định để đưa ra các nhận xét, đánh giá, và ý kiến đề xuất cho vay hoặc không cho vay. Bộ phận Phân tích tín dụng thuộc Phòng Phân tích Tín dụng – Đầu tư của Ngân hàng.

GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG

3. Khối Quyết định tín dụng: quyết định về việc cho vay hay không cho vay. Thẩm quyền quyết định tín dụng theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: Trưởng Bộ phận tín dụng, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, Giám đốc, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị quyết định thẩm quyền quyết định tín dụng cho Hội đồng tín dụng và Giám đốc.Trong phạm vi thẩm quyền quyết định tín dụng của mình, giám đốc ủy quyền quyết định tín dụng cho các Phó Giám đốc phụ trách tín dụng vá các Trưởng Bộ phận tín dụng. Cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng thấp hơn có trách nhiệm kiểm sóat nêu rõ ý kiến đề xuất cho vay hoặc không cho vay trước khi trình lên cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng cao hơn.

4. Khối Quản lý tiền vay: tiếp nhận hồ sơ vay vốn đã được cấp có thẩm quyền của Khối Quyết định tín dụng phê duyệt cho vay, thực hiện công tác quản lý tiền vay như: ký hợp đồng, giải ngân, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn, chuyển nợ quá hạn, thu nợ, lãi phí....Bộ phận Quản lý tín dụng và Bộ phận Thanh tóan thuộc các Phòng Dịch vụ khách hàng cùa Ngân hàng.

1.4. Quy định về cho vay tại Ngân hàng

Ngân hàng xem xét và quyêt định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1> Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể :

- Đối với pháp nhân : được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tái sản đó,

- Đối với cá nhân : từ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực pháp luật, không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

2> Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, phù hợp với chức năng, ngành nghề hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phếp hành nghề (nếu có) của khách hàng, hoặc để phục vụ nhu cầu đời sống phù hợppháp của khách hàng. Đối với các khách hàng hoạt động trong 1 số ngành nghề đặc biệt theo quy định của Nhà nước (như du lịch, khách sạn, chế tác đá quý, khai khoáng, xây dựng, vận tải viễn dương, hàng không và các ngành khác) phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG

3> Có khả năng tài chính bảo đảm đủ trả nợ gốcvà lãi cho Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng.

4> Điều kiện về dự án, phương án đề nghị cho vay như sau :

- Đối với khách đề nghị cấp tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh : có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật

- Đối với khách hàng đề nghị cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu đời sống : có dự án đầu tư, phương án phục vụ nhu cầu đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật

5> Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Quy định bảo đảm tiền vay của Ngân hàng.

2. Vài nét về Ngân hàng TMCP Nam Việt – Phòng giao dịch Lê Đại Hành

2.1. Bối cảnh thành lập và phát triển

Để tạo thuận lợi cho thương hiệu ngân hàng được mở rộng, phổ biến trong cộng đồng và cũng để phục vụ cho sự đi lại thuận tiện cho người dân nên ngân hàng TMCP Nam Việt– Phòng GD Lê Đại Hành đã có mặt tại Quận 11 kể từ ngày 10-07 2007 nhằm cung cấp các sản phẩm mới nhất, tốt nhất của Ngân hàng đến mọi người, giúp cho mọi người cảm thấy gần hơn, biết đến nhiều hơn và phục vụ tốt nhất và uy tín cho mọi người.Do đó, Ngân hàng TMCP Nam Việt – Phòng GD Lê Đại Hành giao dịch các lạoi sản phẩm như là :

− Tiền gửi tiết kiệm với lãi suất đặc biệt: 8.50%/năm

− Cho vay bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư dự án trung dài hạn.

− Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế.

− Mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ ATM.

− Cho vay tiêu dùng, mua xe, mua nhà, đất dự án với thời hạn lên đến 20 năm.

− Tư vấn miễn phí về các dịch vụ ngân hàng…

Ngòai ra, ngân hàng còn đang có chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp vừa nhỏ đang cần vốn để bổ sung sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu.

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Lê Đại Hành

GVHD: TRƯƠNG QUANG THÔNG

Nhìn chung, họat động kinh doanh của phòng giao dịch được đánh giá tương đối tốt, lợi nhuận tương đối cao nhưng cũng cần phát triển hơn nữa tình hình hoạt động thu dịch vụ, phát triển hệ thống thẻ và cũng cần hạn chế, hạ thấp tình hình nợ quá hạn để phòng có thể ổn định và phát triển hơn nữa nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận với chi phí tương đối thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Phòng giao dịch Lê Đại Hành (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w