0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Giải pháp kỹ thuật N ước thả

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI THÔN BÌNH YÊN, XÃ NAM THANH, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 84 -84 )

- Công tác đầu tư và xây dựng cơ bản

3.5.2. Giải pháp kỹ thuật N ước thả

- Nước thi

Nước thải của làng nghề tái chế nhôm thôn Bình Yên bao gồm nước thải sản xuất của các hộ gia đình và nước thải sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nước thải của làng có thành phần tính chất hết sức phức tạp bao gồm các kim loại nặng, đầu mỡ và các chất hữu cơ,.. Hiện tại ở Bình Yên người dân đổđầy các xỉ

nhôm ra đường, ao hồ, khi mưa xuống nước mưa rửa trôi các kim loại và các tạp chất trong xỉ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.

- X lý sơ b: Nhằm xử lý sơ bộ nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xứ lý tiếp theo.

- X lý bc 1: Bao gồm nhóm các phương pháp xử lý hóa học, hóa lý, vật lý để xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như pH, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, độđục và độ màu, kim loại nặng và thành phần BOD, COD.

- X lý bc 2: Bao gồm các phương pháp xử lý sinh học nhằm làm giảm nồng độ chất hữu cơ hòa tan và Nitơ trong nước thải (theo công nghệ AO).

- X lý bc 3: Khử trùng, v.v.

Nước thải được thu gom tập trung tại các hầm bơm, sau đó được dẫn qua thiết bị chắn rác để loại bỏ rác và các tạp chất thô nhằm không làm ảnh hưởng tới thiết bị và các công đoạn sau của quá trình xử lý.

Bểđiều hoà

Nhiệm vụ của bể điều hoà là ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi đưa đến các công trình xử. Trong bể được bố trí thêm hệ thống phân phối khí để khuấy trộn đều nước thải, đồng thời tránh sa lắng cặn hữu cơ là tác nhân tạo mùi thối (do chất hữu cơ khi phân huỷ kị khí tạo nên các khí NH3, H2S, v.v.). Thiết bị sử dụng để cấp khí là máy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

thổi khí. Việc ổn định chất lượng và lưu lượng nước thải góp phần giảm kích thước công trình xử lý sau nó, đơn giản công nghệ xử lý và tăng hiệu quả xử

lý nước thải.

Bể xử lý hóa lý kết hợp lắng

Do các hộ trong làng nghề có nhiều loại hình sản xuất khác nhau, thành phần và lưu lượng không ổn định, đặc biệt là nước thải quá trình xử lý tái chế

nhôm thường kéo theo kim loại nặng, dầu mỡ, pH không ổn định nên nếu xử

lý ngay bằng phương pháp sinh học thì sẽ gây ngộđộc cho hệ thống vi sinh, vậy nên cần thiết phải có hệ thống xử lý hóa lý đểổn định pH, loại bỏ SS, kim loại nặng, một phần dầu mỡ.

Bể xử lý hóa lý được chia làm 2 phần chính: ngăn phản ứng và ngăn lắng. Ngăn phản ứng hóa học có tác dụng trộn hóa chất vào nước thải để các phản ứng xảy ra, tạo thành các bông bùn và qua đó hấp phụ các chất ô nhiễm khác hòa tan trong nước thải. Tại ngăn này nước thải được cấp các hóa chất

để ổn định pH và các hóa chất khác (phèn) để keo tụ (kết tủa) một phần các thành phần ô nhiễm có trong nước thải, như chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, v.v. và một phần chất hữu cơ hòa tan, v.v. công đoạn này làm giảm tải lượng ô nhiễm giúp các công đoạn xử lý phía sau vận hành dễ dàng hơn. Hỗn hợp nước - bùn từ ngăn phản ứng sẽ được chảy sang bể lắng 1, tại đây bùn được tách ra khỏi nước thải nhờ quá trình lắng trọng lực. Phần nước thải sau đó tiếp tục được đưa sang công đoạn xử lý tiếp theo.

Bể sinh học thiếu khí - hiếu khí (công nghệ AO)

Sau khi nước thải được loại bỏ các sơ bộ các kim loại nặng, dầu mỡ

bằng phương pháp hóa lý, nước thải tiếp tục được đưa sang bể xử lý thiếu khí. Tại bể này được bơm tuần hoàn một phần nước thải trong ngăn Oxi hóa (bể

Aeroten) để loại bỏ hàm lượng nito, phốt pho dư và một phần chất hữu cơ sau khi được xử lý triệt để hơn bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Bể Aeroten là công trình xử lý chính của hệ thống xử lý. Nó làm giảm tới hơn 95% chất hữu cơ hòa tan và Nitrat hóa Amoni thành NO3- và quyết

định đến chất lượng đầu ra của nước thải.

Quá trình xử lý trong bể Aeroten là quá trình xử lý sinh học hiếu khí với sự tham gia của hệ vi sinh vật hiếu khí kết hợp với oxy nhân tạo. Oxy nhân tạo được cấp vào bể nhờ hệ thống máy thổi khí. Quá trình oxy hoá chất hữu cơđược mô tả theo phương trình sau:

Tế bào vi sinh + chất hữu cơ + O2 Tế bào mới + CO2 + H2O Quá trình Nitrat hóa:

Sau khi đã xử lý trong bể Aeroten, nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để

tách bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính thực chất chính là sinh khối (tế bào của vi sinh vật sinh ra trong quá trình phân huỷ chất hữu cơở bể Aeroten.

Bể thứ cấp (Bể lắng 2)

Bể lắng 2 được thiết kế là loại bể lắng đứng, loại bỏ bông bùn bằng cơ

chế lắng trọng lực. Trong đáy bể lắng có bố trí góc nghiên thành bể lớn hơn 45- 600 để thu gom bùn hoạt tính về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, một phần bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aeroten để bổ sung lượng sinh khối mất đi trong quá trình xử lý. Phần còn lại được đưa vào bể nén bùn làm giảm độẩm trước khi đưa qua máy ép bùn hoặc sân phơi bùn (sân phơi cát).

Bể lọc

Nước thải sau khi đã được xử lý và qua bể lắng để tách bùn, tiếp tục

được xử lý tại bể lọc đểđảm bảo đến đạt tiêu chuẩn, bể lọc được kết hợp lọc sinh học, cơ học cũng như hấp phụ.

Bể tiêu hủy bùn và nén bùn

Bể tiêu hủy bùn được thiết kế 3 ngăn nhằm giảm thể tích bùn và phân hủy phần chất hữu cơ trong bùn sinh học từ bể lắng 2, phần nước rích ra từ bể

VSV

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

này sẽ được thu gom về bể điều hòa và tiếp tục xử lý. Phần bùn căn định kỳ

hút lên bể nén bùn và cung cấp hóa chất để giảm độ nhớt trước khi đưa vào máy ép bùn (hoặc sân phơi).

Ngăn cuối để nén bùn, là bể chứa bùn làm tăng nồng độ bùn, giảm độ

nhớt trước khi được đưa vào làm khô bùn bằng máy ép.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi qua bể sinh học hiếu khí vẫn còn vi khuẩn gây bệnh trong nước thải sinh hoạt nên cần thiết phải khử trùng trước trước khi xả nước ra nguồn tiếp nhận. Phương pháp khử trùng là dùng Clorine dạng bột hòa tan hoặc Canxi-hi-po-clo-rơ (Ca(OCl)2) dạng hòa tan. Quá trình khử trùng được thực hiện trong bể khử trùng. Dung dịch hóa chất khử trùng được bơm vào bể

khử trùng nhờ bơm định lượng hoá chất.

Máy ép bùn

Bùn ở các bể lắng có độ ẩm cao, do đó cần phải có bể nén bùn để làm giảm độẩm của bùn trước khi đưa qua xử lý tiếp theo ở máy ép bùn. Việc làm giảm độ ẩm của bùn sẽ làm cho thời gian ép bùn giảm xuống và quá trình ép bùn dễ dàng hơn. Bể nén bùn được sử dụng là bể nén bùn trọng lực, nguyên tắc hoạt động giống như bể lắng đứng. Bùn loãng bùn dư của bể lắng được

đưa vào ống cấp bùn ở tâm bể. Dưới tác dụng của trọng lực bản thân, bùn sẽ

lắng xuống và kết chặt lại, đồng thời đổ ẩm của bùn sẽ giảm xuống. Nước sinh ra trong quá trình nén và ép bùn được thu gom trở lại bểđiều hoà để xử

lý lại. Bùn sau khi qua bể nén bùn được qua máy ép bùn cùng với hoá chất

đông tụ. Việc thêm vào các hoá chất đông tụ sẽ làm cho bùn đông đặc lại nhanh hơn và quá trình ép bùn dễ dàng hơn. Bùn sau khi ép được sử dụng làm chất trợ phân bón hoặc đưa ra bãi rác để chuyển đi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

Do huyện đã có kế hoạch xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cách xã Văn Môn khoảng 10km. Bãi rác này có nhiệm vụ tiếp nhận rác thải của các xã trong huyện nhất là vùng lân cận. Vì vậy phương án xây dựng bãi trung chuyển và chỉ tổ chức thu gom, phân loại để đưa vào bãi trung chuyển. Sau đó rác thải sẽđược ký hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển đem đi xử lý.

Chất thải rắn phát sinh được thu gom và vận chuyển về khu vực phân loại của khu xử lý tập trung.

Tại đây, rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ được phân loại tiếp lần 2, thành các nhóm: Nhóm tái chếđược (gồm nhựa, túi nilon, kim loại, thủy tinh, giấy báo) và nhóm rác thải đem đi chôn lấp.

Thành phần rác thải sau khi được phân loại tại nhà phân loại bao gồm: - Phần rác có thể tái chế: Định kỳđược bán cho các cơ sở tái chế, thu mua phế liệu.

- Rác thải đem đi chôn lấp: Gồm phần rác thải hữu cơ và vô cơ không tái chếđược đưa vào các ô chôn lấp. Nước rỉ rác thu được từ quá trình chôn lấp

được dẫn về hệ thống xử lý nước rỉ rác. Nước rỉ rác sau xử lý được dẫn ra mương, thoát ra sông Lý.

Đánh giá ưu nhược điểm của phương án: + Ưu điểm:

- Chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp;

- Quá trình vận hành khu chôn lấp đơn giản, dễ vận hành, không cần nhiều công nhân, không đòi hỏi công nhân có trình độ cao;

- Phù hợp với các khu vực đang phát triển;

- Sau khi ngừng hoạt động, khu đất có thể được sử dụng với mục đích khác.

+ Nhược điểm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

- Không tái sử dụng được chất thải; - Phát sinh mùi hôi trong quá trình xử lý.

Đối với rác thải sinh hoạt tại thôn Bình Yên được phân loại tại nguồn thành 2 loại chính:

- Rác hữu cơ chủ yếu là: cọng rau, lá cây, cành cây, vỏ trái cây, thực phẩm thải ra từ quá trình chế biến thức ăn, v.v.

- Rác vô cơ, chất thải hữu cơ bền vững chủ yếu là: vỏốc sò, lông gà vịt,

đất đá, sỏi, vải (không có khả năng tái chế, tái sử dụng); mảnh vỡ thủy tinh, giấy gói, kim loại, lưới cá, hộp nhựa đựng thức ăn, túi nilon (có khả năng tái chế, tái sử dụng).

- Trang bị cho mỗi hộ gia đình 02 thùng đựng rác bằng composite loại 15l/thùng. Mỗi thùng chứa một loại rác vô cơ hoặc rác hữu cơ.

- Thùng rác công cộng: Tại các khu vực công cộng như chợ, cơ quan, trường học, trạm xá, cụm, tổ dân cư, v.v. trang bị mỗi địa điểm 02 thùng rác 90 lít khác nhau. Mỗi thùng cũng chứa một loại rác vô cơ hoặc rác hữu cơ. Xe

đẩy tay 340lít sẽđi qua các địa điểm đặt thùng rác công cộng này để thu gom rác, chuyển về khu xử lý tập trung.

Sau khi rác sinh hoạt đã được phân loại sơ bộ tại nguồn vào các thùng riêng biệt, định kỳ 1 lần/ngày vào cuối buổi chiều, các thùng đựng rác thải vô cơ và rác thải hữu cơ sẽđược đội thu gom vận chuyển về khu xử lý để tiếp tục phân loại lần 2. Rác thải sản xuất được các gia đình đóng bao chất đống để đội ngũ thu gom chuyển đi.

Việc thu gom được thực hiện bởi đội ngũ công nhân vệ sinh với phương tiện là xe thô sơ (xe đẩy tay) như hiện nay. Sau khi thu gom, các xe

đẩy tay sẽ tập trung vềđiểm tập kết, sau đó chờ xe tải đến vận chuyển về khu phân loại để phân loại lần 2 và đưa đi xử lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI THÔN BÌNH YÊN, XÃ NAM THANH, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 84 -84 )

×