- Công tác đầu tư và xây dựng cơ bản
4.5.1. Giải pháp quản lý
Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
Một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với làng nghề hiện nay là hình thành khu công nghiệp nhằm đưa các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung. Tỉnh Nam Định đã đồng ý phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 25ha theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của xã và khuyến khích các cơ sở sản xuất chuyển ra sản xuất tập trung nhưng đến nay chưa có hộ nào đăng ký. Lý do theo họ là
địa điểm quy hoạch cách xa làng, không tiện cho việc sản xuất, chuyên chở. Hơn nữa, vào cụm công nghiệp thì phải mất một khoản đầu tư khá lớn mà sản xuất nhôm chỉ theo thời vụ, đầu ra rất bấp bênh, nếu hàng không tiêu thụđược người dân không đủ khả năng thu hồi.
Để tạo sự đồng lòng thực hiện chủ trương vào sản xuất tại cụm công nghiệp, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để
người dân nhận thức được sự cần thiết trong việc bảo tồn, phát triển làng nghề
cũng như bảo vệ môi trường. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn quy hoạch làng nghề, các chính sách thị trường tạo điều kiện cho nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra của làng nghề ổn định. Đồng thời các cấp chính quyền cũng cần có biện pháp hạn chế, siết chặt các quy chế quy định đối với hộ sản xuất, cưỡng chế người dân ra cụm công nghiệp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của các cơ sở sản xuất đối với môi trường và người dân xung quanh.
Xây dựng bộ máy quản lý môi trường tại làng nghề
Cần xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường cấp thôn, xã; xác định trách nhiệm của từng cấp trong quá trình tiến hành thực hiện các chính sách và hoạt động môi trường, lập các đội, tổ vệ sinh môi trường, thu phí môi trường. Các cán bộ địa phương cần có biện pháp tổ chức lại đội thu gom rác, tránh tình trạng bỏ rác thải, đặc biệt rác thải sản xuất một cách bừa bãi ra ao, hồ, kênh mương… gây ô nhiễm môi trường làng nghề. Hệ thống quản lý môi trường cấp xã được thể hiện trên hình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
Theo mô hình phân cấp quản lý nhà nước về BVMT, đề xuất chức năng và nhiệm vụ của cán bộ các cấp như sau: - UBND xã: + Ban hành các văn bản pháp luật về BVMT UBND xã Chủ tịch UBND xã Cán bộ chuyên môn VSMT xã Ban chuyên trách y tế và VSMT và ANTP Các ban ngành của xã (kinh tế, thủy lợi, giáo dục, điện,…) Lãnh đạo thôn Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn Hội liên gia Hộ gia đình
thuần nông xuHộấi st (gia ản
đình) Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình) Cơ sở SX trung bình (doanh nghiệp nông thôn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước, của UBND các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác BVMT trên địa bàn toàn xã.
- Cán bộ bán chuyên trách hoặc chuyên trách về môi trường chủ trì tổ
chức thực hiện và chịu trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện việc quản lý nhà nước về BVMT.
- Quản lý môi trường cấp thôn:
+ Trưởng thôn và cán bộ lãnh đạo thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn.
+ Ở cấp thôn phải phân công cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm để theo dõi về vệ sinh môi trường, giúp Trưởng thôn trong việc quản lý về vệ sinh môi trường trong địa bàn thôn.
- Trưởng Hội liên gia
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động VSMT theo chỉ đạo của cấp lãnh
đạo thôn trong phạm vi các gia đình của Hội liên gia.
+ Theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện nội quy VSMT và các hoạt động làm sạch ngõ xóm.
+ Tham gia công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức VSMT tại các hộ gia đình.
+ Báo cáo, phản ánh tình hình VSMT của Hội liên gia với Trưởng thôn. Các ban ngành của xã và cán bộ chuyên trách của thôn có trách nhiệm tổ chức và đôn đốc việc thực hiện các công tác vệ sinh môi trường trong quản lý của ngành theo quy định và các hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
- Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải tham gia công tác chung của xã và thôn về quản lý môi trường.
+ Tại các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, để công tác quản lý môi trường được thực hiện tốt các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nên thành lập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
tổ/nhóm quản lý môi trường với sự tham gia của một số cán bộ có khả năng chuyên trách theo dõi về tình hình vệ sinh môi trường và an toàn lao động của cơ sở.
+ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất.
+ Xây dựng chương trình vệ sinh thường xuyên dọn vệ sinh, kiểm tra, quản lý vệ sinh môi trường của cơ sở sản xuất.
+ Tổ chức học tập tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người lao động.
Cần nâng cao vai trò và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề:
Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Có thể nói ở đây đang tồn tại một mâu thuẫn: Đó là giữa nhận thức về hiện trạng môi trường và hành động nhằm bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Cách thức để thực hiện giải pháp:
+ Cần nâng cao nhận thức của người dân: Qua khảo sát thấy rằng, người dân nhận biết được môi trường đang ô nhiễm, song lại chưa ý thức
được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục môi trường cho cộng đồng với nội dung chính:
Môi trường là nơi chúng ta sống và lao động hàng ngày, nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ thu hẹp không gian sống của con người; là nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh tật, giảm tuổi thọ của người già, thậm chí có thể gây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 đột biến gen, dẫn đến nguy cơ tàn tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh nếu môi trường bị nhiễm các chất độc hại…
+ Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm.
- Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng.
- Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phốđịnh kỳ;…)
- Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụđể tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải.
- Người sản xuất chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự bảo vệ
cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm…
+ Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức:
- Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của thôn, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình;
Quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã
Hương ước làng xã là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực và dễ hiểu, dễ tiếp thu do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
gắn với thực tế. Hương ước được cộng đồng lập ra dựa trên quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. Hiện nay đa số
hương ước được thể hiện dưới dạng văn bản và cũng được sửa đổi định kỳ
cho phù hợp với những thay đổi của làng xã. Từ hương ước có thể xây dựng các quy định để dân làng dễ thực hiện. Các quy định này thường ngắn gọn nêu lên các điều cấm kỵ và những điều phải thực hiện.
- Hương ước làng xã thông thường có các nội dung: + Quy định chung
+ Nếp sống văn hóa
+ Đạo lý gia đình và xã hội
+ Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế
+ Trật tự kỷ cương xóm làng
+ Bảo vệ công trình công cộng, vệ sinh môi trường + Tổ chức thực hiện
- Trong mục quy ước vệ sinh môi trường của hương ước có bao gồm các nội dung:
+ Quy định chung
+ Quy định các hành vi như: giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo vệ công trình, cảnh quan công cộng, các hoạt động BVMT chung
+ Quy định thưởng phạt + Điều khoản thi hành
Làng có thể cử ra ban thường trực để tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy ước. Để giúp đỡ ban điều hành có sự tham gia của các đoàn thể quần chúng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, mặt trận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
các cán bộ làm công tác quản lý môi trường để tăng hiệu quả thực thi của các hương ước trong quản lý môi trường.