Giải pháp thi công tầng hầm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng, ứng dụng xử lý nền móng công trình chung cư CT2 Ngô Thị Nhậm, Quận Hà Đông (Trang 76)

q R bt PR b tR /L R /B R= 106,76 T/m P

3.3. Giải pháp thi công tầng hầm.

Tường quanh móng được phân chia thành từng đoạn để thi công, độ dài mỗi đoạn phụ thuộc vào kích thước gầu đào, năng lực cấp bê tông và đảm bảo mối nối hợp lý. Tường chắn này được thi công cách quãng về thời gian và đối xứng về vị trí. Tường dẫn quanh hố đào sâu chừng 1m, bề rộng 65cm và cao hơn bề mặt đất tự nhiên 0.5m.

Thi công sàn tầng hầm theo phương pháp Top-Down. + Thi công bản đỉnh (cốt -2.85m).

Đào đất đến độ sâu khoảng 2m theo hướng giật lùi từ trục A đến trục E bằng máy đào 0.5mP

3

P

kết hợp với cả đào thủ công. Do mực nước ngầm nằm thấp hơn cốt này (-4.0m) nên công tác đào chưa gặp khó khăn. Hệ thống đà giáo đỡ sàn gần như đặt trên mặt hố đào với các lớp đệm đá dăm và cát trước khi lắp hệ dầm, cây chống để phòng lún mặt nền.

Công tác cốt thép: Rải cốt thép và chú ý các liên kết cốt thép sàn, dầm với các thép chờ của tường. Liên kết giữa cốt thép dầm và sàn với trụ trung gian thi công bằng cách đặt chúng lên các bản công-xon vươn ra 4 bên được hàn thành thép trụ chữ H. Cốt thép dọc của cột được đặt trước khi đổ bê tông sàn hướng lên cả phía trên và phía dưới sàn xuyên qua các lỗ của các bản đỡ dạng công – xon nêu trên.

Bê tông sàn của bản đỉnh khoảng 110mP

3

P được chia làm hai đợt với cường độ cấp bê tông 10-12mP

3

P

Lỗ chừa ở bản đỉnh để vận chuyển vật liệu và đất đào bố trí nằm giữa các trục C-D và 2-3. Thi công các cột từ cốt -2.85m lên cốt -0.05m cần chú ý đặt sẵn 4 ống thép đường kính 60 xuyên qua sàn để sau này bơm vữa vào các khe nối giữa đoạn cột dưới sàn và sàn.

+ Thi công sàn thứ 2 (cốt -6.85m).

Đào đất dưới đáy sàn tầng 1 với chiều sâu khoảng 1.5m bằng máy đào 0.3mP

3

P

kết hợp đào thủ công song song với tháo dỡ đà giáo sàn tầng 1. Công tác đào phải đối xứng kể từ lỗ chừa và sử dụng cần cẩu tháp để vận chuyển đất đào ra khỏi hố đào.

Cốp pha đà giáo được lắp đặt trên đất ở cốt -7.58m. Do đất ở đây yếu nên trước khi lắp đặt các cây chống phải gia cố bằng cừ tràm dài 2m, mật độ 25cây/mP

2

P

. Công tác cốt thép tương tự như sàn tầng 1 nhưng cần chú ý lắp đặt cốt thép chờ dọc theo dầm về phía dưới mặt sàn để nối với cốt thép tầng hầm 3 sẽ thi công sau này.

Thi công cột tầng hầm 2 đoạn từ tấm sàn 2 đến 1 như thông thường, chỉ chú ý cần chèn đầy bê tông ở đầu cột tiếp giáp với đáy sàn 1 bằng các cách như mở rộng cốp pha ở đầu cột thành phễu, chèn bê tông đá nhỏ và bơm vữa có phụ gia trương nở qua các ống D60 đã đặt sẵn trước đây để lấp đầy khe hở.

+ Thi công tầng hầm 3 bao gồm thi công bản đáy và tường ngăn tạo nên khối móng hộp được dùng để làm tăng độ cứng của móng và dùng làm các bể chứa nước sạch, nước thải đã qua xử lý nên yêu cầu của chống thấm là rất cao.

Thi công bản đáy cốt -8.85m dày 50cm bắt đầu từ công tác đào đất đến cốt -9.71m kể từ vị trí lỗ lên xuống ra xung quanh song song với tháo dỡ cốp pha sàn tầng phía trên. Nước ở tầng hầm này được thu qua 4 hố thu BTCT sâu 1m và bơm hút ra khỏi hố móng cho đến khi bê tông bản đáy đạt cường độ ết kế. Lớp đệm bản đáy bao gồm cát đệm dày 10cm, lớp bê tông nghèo dày

20cm, mác 100 và cuối cùng là lớp bê tông dày 6cm mác 200. Rải thép bản đáy và liên kết chúng với các thép chờ của tường chắn. Các cốt thép cột được lắp đặt từ bản đáy và nối với thép chờ ở đáy sàn tầng 2.

Thi công tường ngăn tầng hầm 3 (từ cốt -8.85m đến -6.65m) dày 30- 40cm, cao 1.4m. Do chiều cao nhỏ nên công tác đổ bê tông là khó khăn, phần dưới có thể đổ qua cửa cốp pha nhưng phần gần đáy sàn tầng 2 thì phải chèn vữa bê tông đá nhỏ và bơm dung dịch vữa phụ gia chống thấm, trương nở qua các ống D60 đặt cách nhau 100cm dọc theo dầm đầu tường sàn tầng 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng, ứng dụng xử lý nền móng công trình chung cư CT2 Ngô Thị Nhậm, Quận Hà Đông (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)