Phân tích lựa chọn giải pháp xử lý hố móng sâu cho nhà cao tầng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng, ứng dụng xử lý nền móng công trình chung cư CT2 Ngô Thị Nhậm, Quận Hà Đông (Trang 28)

Trong thi công xây dựng công trình trong thành phố Hà Nội, do yêu cầu phải tập trung tối đa đất đai xây dựng nên chúng ta phải lựa chọn phương án xử lý hố móng nào đảm bảo độ ổn định công trình, giá thành hợp lý, biện pháp thi công không quá phức tạp, thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến công trình liền kề xung quanh, móng chịu được tải trọng lớn và rất lớn.

Thi công hố đào móng công trình luôn song hành với việc lựa chọn giải pháp thi công hố đào không thích hợp với điều kiện địa chất - thuỷ văn công trình. Sự chuyển dịch đất nền quanh hố đào có thể xẩy ra ngay trong quá trình đào móng hay sau thời gian hố đào đã lấp đất. Đây là vấn đề khó tránh khỏi, một khi nhà thầu kém năng lực, ít kinh nghiệm, hoặc thiếu thông tin tin cậy về số

liệu khảo sát. Vấn đề đào hố luôn luôn là chủ đề thời sự, nó tiềm ẩn trong nghề và nghiệp của một kỹ sư xây dựng nền móng công trình.

Theo vật liệu tường chắn hố đào phổ biến được chia làm hai loại: Tường chắn tạm bằng cọc bản thép larssen và tường chắn vĩnh cửu bằng cọc barrette liên tục ngầm trong đất. Theo cách giữ ổn định tường chắn thường được chia làm hai loại: tường chắn có chân ngàm sâu trong đất sét cứng hay cát chặt và tường chắn kết hợp văng chống bằng thép hình hay dầm bê tông hoặc bằng sàn của các tầng hầm (thi công kiểu Top – Down) hoặc neo trong đất. Ngoài ra còn loại tường chắn đất khác như: tường vây bằng hàng cọc khoan nhồi liên tục, cọc bản bằng bê tông lắp ghép, cọc xi măng đất …

Tường chắn đất bằng tường barrette là một trong các giải pháp xử lý hố móng đào sâu dựa trên tính toán điều kiện cho phép của các đặc trưng địa chất cũng như hiện trạng tồn tại của công trình lân cận. Đó là xét về độ bền và ổn định cục bộ theo từng mặt cắt địa chất của từng hố khoan sao cho việc thi công hố đào sau này là khả thi, hạn chế tối đa các sự cố đẩy trồi đất, trượt lở đất xung quanh hố đào làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận, đặc biệt phải lựa chọn hệ thanh chống sao cho hạn chế biến dạng tường vây và chuyển vị ngang tại đỉnh tường là tối thiểu.

Thứ nhất phương pháp này phù hợp với độ sâu hố đào lớn, thích hợp với mọi loại nền đất kể cả nơi có mực nước ngầm cao, thi công không quá phức tạp. Thứ hai là hệ thanh chống ngang, chống xiên không hạn chế một cách tuyệt đối được các chuyển vị lớn tại đỉnh tường cừ nếu kích thước hố đào rộng và lớn. Thứ ba là, do cần thiết phải sử dụng nhiều tầng, nhiều lớp thanh chống cho tường cừ sẽ gây trở ngại các hoạt động máy đào đất dù là sử dụng máy đào cỡ nhỏ, vì vậy phải đào đất bằng biện pháp thủ công nên thời gian thi công phần ngầm bị kéo dài.

Vào thời điểm xây dựng ở ta mới phát triển, các công trình ngầm thường có diện tích tầng hầm vừa phải, hố đào không sâu, khối lượng đất đào không lớn, các công trình lân cận là thấp tầng, tải trọng phụ tác dụng lên tường cừ nhỏ, phương án chống đỡ tường cừ nhỏ, phương án chống đỡ tường cừ không phức tạp, thì việc chọn biện pháp chống đỡ hố đào bằng tường cừ larssen là phương án thực tế và hợp lý.

Một vài công trình đã áp dụng giải pháp này an toàn và hiệu quả kinh tế như Công trình Sanway Tower tại 115 Nguyễn Huệ TP Hồ Chí Minh, nhà có diện tích đất xây dựng 156mP 2 P , đất đào 4500mP 3 P . Cao ốc Phúc Thịnh tại 341 phố Cao Đạt, phường 1, quận 5 Tp Hồ Chí Minh có diện tích đất xây dựng 3534mP

2

P, , xung quanh là nhà cấp 4 cao 1-2 tầng và riêng trường học phổ thông cơ sở nhà cao 3 tầng kết cấu chịu lực khung bê tông cốt thép, tường bao che xây gạch. Cao độ tuyệt đối đất nén khu vực cao hơn mực nước biển là +0,8m. Phía Bắc công trình nhìn ra đường Cao Đạt, phía Tây Nam nhìn ra đường Lê Hồng Phong và phía Đông Bắc nhìn ra đường Trần Bình Trọng. Toà nhà 25 tầng cao + 80,70m, cao nhất trong vùng. Trên tầng 25 bố trí bể bơi thông minh, phòng tắm sông hơi massage và quầy bar riêng cho mỗi căn hộ VIP. Công trình có 6 thang máy và 6 thang bộ thoát nạn khi hoả hoạn. Toà nhà có tổng diện tích sàn là 4161mP

2

Ptương ứng 366 căn hộ cho 1600 dân. Kết cấu toà nhà bao gồm sàn không dầm dầy 20cm tựa trên vách có khoảng cách 6cm và 3 lõi cứng bằng bê tông toàn khối không ứng suất trước có chiều dày trung bình 30cm. Toà nhà 2 tầng hầm diện tích 2485mP

2

P

, gồm ba khối bố trí theo hình chữ L, không có khe lún, chỉ cấu tạo khe co dãn nhiệt độ rộng 14 cm cắt từ cốt sàn tầng trệt trên mặt đất đến cốt đỉnh mái bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng, ứng dụng xử lý nền móng công trình chung cư CT2 Ngô Thị Nhậm, Quận Hà Đông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)