Hình 3.3: Mô hình hệ thống Điều khiển/Quyết định mờ
Trong hệ thống trên, với các giá trị đầu vào x, hệ mờ sẽ cho kết quả đầu ra y. Nếu y là một hành động điều khiển cho một thiết bị, thì hệ thống trên là hệ điều khiển mờ. Còn không, đó là hệ quyết định mờ.
Bộ mờ hóa (Fuzzifier) chuyển các dữ liệu được đo lường rõ thành các giá trị ngôn ngữ thích hợp. Cơ sở luật mờ (Fuzzy rule base) giữ những tri thức vận hành tiến trình của các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Động cơ suy diễn (Inference Engine) là cốt lõi của hệ thống. Nó có khả năng mô phỏng việc ra quyết định của con người bằng cách lập luận xấp xỉ, để từ đó, đạt được chiến lược điều khiển mong muốn. Bộ khử mờ (Defuzzifier) sẽ sinh ra các quyết định hoặc các điều khiển “rõ” từ kết quả mờ cung cấp bởi động cơ suy diễn.
1. Mờ hóa: Tính toán các giá trị mờ từ các giá trị chính xác ở đầu vào.
2. Cơ sở luật mờ: Một luật mờ là một biểu thức if- then được phát biểu ở dạng ngôn ngữ tự nhiên thể hiện sự phụ thuộc nhân quả giữa các biến. Luật mờ có dạng: Rj: IF x là Ai, … AND y là Bi THEN z = Ci (i=1, 2, …, n), với x, y, z là các biến ngôn ngữ mô tả trạng thái của hệ thống và A, B, C là các giá trị ngôn ngữ tương ứng. Một cách viết khác của luật mờ: Rj: IF x là Ai , …, AND y là Bi THEN z = fi(x, …, y), với f là hàm của các biến mô tả trạng thái hệ thống.
3. Suy diễn mờ: Áp dụng tất cả các luật mờ có thể áp dụng để tính ra giá trị mờ cho kết luận, sau đó kết hợp các kết quả đầu ra.
4. Khử mờ: Xác định giá trị chính xác từ kết quả mờ có được ở bước 2. Có nhiều kỹ thuật Khửmờ có thể áp dụng được, phương pháp thông dụng nhất là phương pháp trọng tâm (centriod method).