3. Vốn lưu động bình quân 441.854.795 43198.779 8.656.016 1,
BIỂU 17: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TSCĐ.
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 So sánh
Số tiền Tỉ lệ(%)
Nguyên giá TSCĐ hữu hình 15.399.010 16.499.208 +1.100.198 +7,14
Giá trị hao mòn luỹ kế 6.144.023 7.266.730 1.122.707 +18,27
Dựa vào số liệu ở trên ta thấy trong năm 1999 doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm TSCĐ nên nguyên giá TSCĐ cuối năm 1999 so với cuối năm 1998 tăng 7,14% tương ứng tăng1.100.198(nđ). Điều này thể hiện doanh nghiệp đã chú ý đến việc đầu tư theo chiều sâu, nhằm mục đích sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ cuối năm 1999 tăng so với cuối năm 1998 là 18,27%, tương ứng tăng 1.122.707(nđ). Điều đó làm cho gía trị còn lại của TSCĐ giảm 0,24%, tương ứng giảm 22.508(nđ), một lý do cơ bản là trong năm 1999 doanh nghiệp được phép trích khấu hao nhanh theo quy định của nhà nước như điện thoại di động, máy Fax, máy vi tính...
Một vấn đề cần quan tâm trong nội dung này là hiệu quả sử dụng TSCĐ.
3.2.2 / Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Cho ta biết việc sử dụng TSCĐ của Công ty đem lại kết quả kinh doanh ra sao, để đảm bảo được tính toán chính xác trong TSCĐ phục vụ trong kỳ, với nội dung này ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
(+) Sức sản xuất của
TSCĐ =
Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
(+) Sức sinh lợi của
TSCĐ =
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh Nguyên giá TSCĐbq
Chỉ tiêu mức sinh lợi TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lãi gộp.
(+) Suất hao phí TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần
Qua chỉ tiêu trên ta thấy để có 1 đồng doanh thu thuần thì phải có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Căn cứ vào số liệu thực tế ta lập biểu sau: