BIỂU SỐ 14: BIỂU PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN TSLĐ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

3. Vốn lưu động bình quân 441.854.795 43198.779 8.656.016 1,

BIỂU SỐ 14: BIỂU PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN TSLĐ.

ĐVT:1000 đ

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 So sánh

Số tiền Tỉ lệ(%)

Doanh thu thuần (giá vốn) 942.310.910 864.745.868 -77.565.042 -8,23

TSLĐ bình quân 441.854.795 433.198.779 -8.656.016 -1,96

Số vòng quay của vốn lưu động 2,1326 1,9962 -0,1364 -6,22

Số ngày chu chuyển của vốn lưu động 168,808 180,34 +11,53 +6,83

Suất hao phí vốn lưu động 0,469 0,538 0,069 +14,78

Qua số liệu trên ta thấy tốc độ chu chuyển của TSLĐ trong năm 1999 giảm đi cụ thể:

Số vòng quay của vốn lưu động giảm 6,22% tương ứng giảm 0,1364 vòng. Trong khi đó số chu chuyển của TSLĐ lại tăng 6,63% tương ứng tăng 11,19 ngày.

Đồng thời giá trị TSLĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng chu chuyển đã tăng lên 0,069 đ giá trị TSLĐ, ứng với tỷ lệ tăng là 14,78%.

Do tốc độ chu chuyển TSLĐ được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau nên các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển cũng khác nhau. Cụ thể qua công thức:

Số ngày của một vòng chu chuyển =

Thời gian của kỳ phân tích Số vòng chu chuyển Hay

Số ngày của một vòng chu chuyển =

Thời gian của kỳ phân tích * TSLĐ bình quân Doanh thu thuần

Ký hiệu:- Số ngày của một vòng chu chuyển = SN -Thời gian của kỳ phân tích = T

-Doanh thu thuần = M

-Tài sản lưu động bình quân = TSLĐbq Như vậy tốc độ chu chuyển TSLĐ được thể hiện qua các nhân tố sau:

- Thời gian thời kỳ phân tích : như ta đã biết đó là thời gian thực tế để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp mà thời gian có thể qui ước khác nhau, trên thực tế tại Tổng công ty chè ta quy ước là 360/ năm, do vậy nó không ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển.

- Tài sản lưu động bình quân.áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có:

± SN do TSLĐbq = T * TSLĐbq1 M1 - T * TSLĐbq0 M1 = 360 * 433.198.779 - 360 * 441.854.795 864.745.868 = 180,34 - 183,95 = -3,61 ngày Tỷ lệ ± SN = ± do TSLĐbq SN0 * 100 = -3,61 168,81 * 100 = -2,14%

- Doanh thu thuần (theo giá vốn). ± SN do M = T * TSLĐbq1 M1 - T * TSLĐbq0 M0 = 183,95 - 168,81 = 15,14 ngày Tỷ lệ ± M = ± do TSCĐbq SN0 * 100 = 15,14 168,81 * 100 = 8,97%

Nhận xét: Ta thấy TSLĐbq năm nay so với năm trước giảm 1,96% nên đã làm cho số ngày của 1 vòng chu chuyển 2,14% tương ứng giảm 3,61 ngày.

Do doanh thu thuần (tính theo giá vốn) năm nay giảm so với năm trước là 8,23% nên đã làm cho số ngày của một vòng chu chuyển năm nay tăng 8,97% tương ứng tăng 15,14 ngày.

Cộng ảnh hưởng: ± SN = ( -3,61) + 15,14 = 11,53 (ngày) Tỷ lệ ± SN =-2,14 + 8,97% = 6,83%

Do chịu tác động tăng giảm của 2 nhân tố trên mà số ngày của 1 vòng chu chuyển năm nay tăng so với năm trước là 11,52 ngày. Như vậy tốc độ chu chuyển TSLĐ của doanh nghiệp năm 1999 rất chậm và nguyên nhân của việc tốc độ giảm là do chủ quan từ phía doanh nghiệp.

Từ công thức xác định số vòng chu chuyển và số ngày chu chuyển của TSLĐ ta có: TSLĐbq =

DTT( theo giá vốn) Thời gian của kỳ phân tích

*

Số ngày của một vòng chu chuyển TSLĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị TSLĐ tiết kiệm(-) hay lãng phí(+) do tốc độ =

Doanh thu bình quân 1 ngày (theo giá vốn) *

Chênh lệch số ngày của một vòng luân chuyển giữa

chu chuyển kỳ phân tích với kỳ gốc = 864.745.868 360 * (180,34 - 168,81) = +27.695.888 (nđ)

Như vậy doanh nghiệp đã lãng phí một lượng vốn khá lớn( 27.695.888 nđ).

Qua việc xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển TSLĐ để tìm ra biện pháp hữu ích giúp doanh nghiệp tăng tốc độ chu chuyển vốn như:

+ Cung cấp cho doanh nghiệp tình hình mua hàng hoá đầy đủ, kịp thời đảm bảo chất lượng giúp cho quá trình tiêu thụ được tốt hơn.

+ Rút ngắn thời gian mà TSLĐ còn lưu lại trong từng quá trình sẽ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển.

(+) Tốc độ chu chuyển hàng tồn kho.

- Vòng chu chuyển

hàng tồn kho =

Doanh thu ( theo giá vốn) Tồn kho bình quân

Vòng chu chuyển hàng tồn kho phản ánh số ngày cần thiết để lượng hàng tồn kho quay được một vòng.

- Số ngày chu chuyển

hàng tồn kho = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng chu chuyển hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để lượng hàng tồn kho quay được một vòng.

Trong đó: + Thời gian của kỳ phân tích được lấy là 360 ngày

+ Hàng tồn kho bình quân tính theo phương pháp bình quân giản đơn. Ta lập biểu sau:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (Trang 26 - 29)