Hướng phát triển của hệ thống thoát nước Hà Nội trong tương lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đành giá khả năng tải nước của hệ thống đường dẫn trong lưu vực tiêu trạm bơm Yên Sở (Trang 29)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.2.Hướng phát triển của hệ thống thoát nước Hà Nội trong tương lai

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thoát nước trên phạm vi toàn bộ hệ thống tiêu thoát nước thuộc địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, với tổng diện tích 3.344,47km2

và dân số gần 6,23 triệu người, cùng với phần mở rộng ngoài địa giới hành chính Hà Nội thuộc các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Đây là nhiệm vụ quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại đô thị. Yêu cầu một trong những nội dung cơ bản của nhiệm vụ quy hoạch này là quy hoạch thoát nước mưa phải góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị khác trên địa bàn, đồng thời, quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cho các đô thị (đặc biệt là đô thị trung tâm) và các khu công nghiệp, định hướng cho khu vực dân cư tập trung nông thôn nhằm góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

Quan điểm quy hoạch theo hướng khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước của Thủ đô Hà Nội. Dự báo nhu cầu thoát nước mưa và phân vùng thoát nước thải. Trên cơ sở định hướng phát triển thoát nước trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nội dung nghiên cứu quy hoạch phải xác định mối quan hệ vùng về thoát nước, hệ thống tiêu thoát nước các lưu vực sông, các khu vực thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội; rà soát và xác định cụ thể các chỉ tiêu, thông số cơ bản cho thoát nước bao gồm điều kiện khí tượng, thủy văn, hệ số thấm, quy chuẩn thoát nước sinh hoạt đô thị, công nghiệp, dịch vụ cùng với đó là nhiệm vụ dự báo nhu cầu thoát nước mưa và dự báo tổng lượng nước thải theo từng giai đoạn quy hoạch; xác định lưu vực và hướng thoát nước mưa; vị trí, quy mô các công trình đầu mối, mạng lưới thoát nước mưa. Lựa chọn hướng và phân vùng thoát nước thải, hệ thống thu gom, nguồn tiếp nhận nước thải; xác định chất lượng nước thải tại điểm đầu nối; vị trí, quy mô công suất các trạm, nhà máy xử lý nước thải và xác định nhu cầu sử dụng đất cho các công trình thoát nước.

Thời gian lập quy hoạch là 9 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7/9/2010. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 2.

LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TIÊU NƯỚC VÀI NÉT VỀ MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TIÊU NƯỚC MẶT

Với kỹ thuật mô hình và phương pháp phân tích hệ thống đã cho phép tái tạo và mô phỏng được những quá trình mưa úng trên lưu vực, đánh giá được mức độ ảnh hưởng khác nhau của các công trình đối với quá trình tiêu nước trên toàn lưu vực, giúp ta lựa chọn được những phương án quy hoạch, thiết kế và quản lý tối ưu các hệ thống tiêu thoát nước.

Từ những năm 50 của thế kỷ này, đặc biệt trong 2 thập kỷ gần đây khi kỹ thuật tin học phát triển, việc giải các bài toán tiêu nước được thực hiện với sự trợ giúp của máy tính điện tử. Điều đó đã tạo ra một sự phát triển mạnh mẽ của một loạt các mô hình tính toán thuỷ văn, thuỷ lực, v.v...

Kỹ thuật mô hình có ý nghĩa và hiệu quả lớn đối với các bài toán thuỷ văn, thuỷ lực. Nhờ có tốc độ xử lý thông tin cực nhanh và chính xác của máy tính điện tử mà kỹ thuật mô phỏng toán học ngày càng hoàn thiện, nên các mô hình toán thuỷ văn - thuỷ lực có thể xem xét đánh giá được những tác động và những thay đổi xảy ra trên các lưu vực. Việc ứng dụng các mô hình toán thuỷ văn đối với các bài toán tiêu nước ở nước ta là hướng chắc chắn đem lại hiệu quả cao.

Khi tính toán tiêu cho các lưu vực, đặc biệt là vùng đô thị cần chú ý rằng mọi vấn đề về tiêu nước cho nội đô phải đặt trong hệ thống tiêu thoát nước của cả vùng xung quanh. Phải xem xét mối quan hệ giữa tiêu nội thành và tiêu ngoại thành, mối quan hệ giữa mực nước trong đồng với chế độ dòng chảy ngoài sông, hoặc chế độ thuỷ triều của vùng biển kề cận nếu có.

Việc tính toán tiêu nước cho vùng tiêu tổng hợp (vùng tiêu có nhiều yếu tố khác nhau như vùng tiêu cho đất nông nghiệp, cho thổ cư, cho các khu đô thị và các vùng đất đặc biệt khác) là vấn đề tính toán phức tạp chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh. Do đó việc lựa chọn và áp dụng mô hình tính toán tiêu cũng khác nhau.

để tính toán tiêu nước, từ đó sẽ lựa chọn ra mô hình phù hợp với điều kiện của khu vực nghiên cứu.

2.1. MÔ HÌNH GHÉP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đành giá khả năng tải nước của hệ thống đường dẫn trong lưu vực tiêu trạm bơm Yên Sở (Trang 29)