Tình hình úng ngập trong khu vực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đành giá khả năng tải nước của hệ thống đường dẫn trong lưu vực tiêu trạm bơm Yên Sở (Trang 26)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.2. Tình hình úng ngập trong khu vực và nguyên nhân

Úng ngập ở Hà Nội xảy ra thường xuyên, gây hậu quả nghiêm trọng. Khi có mưa lớn với lượng mưa một ngày khoảng trên 100 mm Hà Nội đã có 70 ÷80 điểm úng ngập, trong đó có 24 điểm bị úng ngập trầm trọng, thời gian ngập thường kéo dài từ 2 ÷ 24 giờ, một số nơi nơi ngập đên 2, 3 ngày. Độ sâu ngập nước trung bình từ 0,6 ÷ 0,8 m.

Tuỳ theo đặc điểm địa hình và vị trí khu vực ngập lụt có thể phân biệt thành các dạng úng ngập sau:

1.3.2.1. Ngập cục bộ

Nguyên nhân chủ yếu do thiếu đường ống cống, thiếu miệng thu, cống nhỏ, tiết diện không đủ để thoả mãn yêu cầu tiêu thoát lưu lượng lớn của nước mưa, mặc dù cao độ tương đối của ô trũng lòng chảo vẫn cao hơn mức nước nơi tiếp nhận.

1.3.2.2. Úng ngập ô trũng ở những ô ven nội

Do những nguyên nhân sau:

- Mực nước ở cửa tiêu hoặc nơi tiếp nhận nước cao.

- Trục tiêu, đường ống cống và kênh mương nhỏ, không đủ tiết diện, hoặc thậm chí thiếu đường ống cống và kênh mương tiêu.

- Cầu cống qua đường có tiết diện nhỏ, đáy cao.

1.3.2.3. Úng ngập trên diện rộng

Chủ yếu thuộc khu vực ngoại thành các huyện Từ Liêm và Thanh Trì, do các nguyên nhân sau:

- Mực nước sông Nhuệ khá cao, nhiều khi đến 5,3 m.

- Hệ thống mương tiêu nước bị bồi lắng, lấn chiếm nên tiết diện bị thu hẹp. - Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh trong những năm gần đây làm mất đi các

diện tích ao, hồ, đầm tích thủy, giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích không thấm nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đành giá khả năng tải nước của hệ thống đường dẫn trong lưu vực tiêu trạm bơm Yên Sở (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)