Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 40)

d/ Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ

3.1.Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện

Theo báo cáo của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, đa số các bệnh viện (81,25%) đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên tham gia công tác này chưa được đào tạo đủ tới mức trở thành kỹ năng. Việc phân loại còn chưa theo đúng quy cách như tách các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa đúng qui chế quản lý chất thải bệnh viện, còn tuỳ tiện, có gì sử dụng nấy.

Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Trong số các bệnh viện đã thực hành tách riêng vật sắc nhọn, có tới 11,4% bệnh viện tuy có tách vật sắc nhọn nhưng chưa thu gom vào các hộp đựng vật sắt nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng các vật sắc nhọn vào chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước hay vật dụng tự tạo.

Theo qui định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hằng ngày tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào phân loại thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 40)