Khối lượng và thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 62)

b. Mật độ và phân bố dân cư

4.2.2.Khối lượng và thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia La

Lai

Bên cạnh những thành tựu trong công tác khám chữa bệnh thì vấn đề môi trường trong bệnh viện cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù, Các cơ sở điều trị đảm bảo duy trì tốt việc cấp cứu khám và điều trị bệnh nhân. Nghiêm túc chấp hành các qui chế chuyên môn, qui trình kiểm tra vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh ngoại cảnh, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân cũng ngày càng tốt hơn, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Sở y tế đã tổ chức điều tra việc thực hiện qui chế chuyên môn, việc thực hiện y đức tại các cơ sở điều trị. Nhưng hiện nay lượng chất thải phát sinh trong bệnh viện ngày một nhiều với thành phần và tính chất nguy hại: kim tiêm, găng tay, cao su, bông, băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyển dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân mà việc xử lý chưa được triệt để đang là một trong những vấn đề bức xúc cần phải được quan tâm giải quyết hàng đầu để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và ảnh hưởng đến môi trường sống.

Theo bảng ta thấy bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện có lượng chất thải rắn phát sinh nhiều nhất. Với 600 giường bệnh lượng chất thải rắn phát sinh là 850 kg/ngày (chiếm tỉ lệ 39,53%), trong đó lượng chất thải y tế nguy hại là 170 kg/ngày (chiếm tỉ lệ % 38,37). Bệnh viện 211, bệnh viện 331 mặc dù là bệnh viện quân đội nhưng có khối khám và điều trị cho nhân dân và cũng là bệnh viện lâu năm, có uy tín trên địa bàn tỉnh nên số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh tại đây cũng rất nhiều. Mỗi ngày bệnh viện 211 (chất thải rắn phát sinh là 200 kg/ngày lượng chất thải y tế nguy hại là 40 kg/ngày), bệnh viện 331 (chất thải rắn phát sinh là 125 kg/ngày lượng chất thải y tế nguy hại là 25 kg/ngày) cũng thải ra một lượng chất thải đáng kể.

Lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất tại các bệnh viện huyện Ia Pa (chất thải rắn phát sinh là 35 kg/ngày chiếm 1,63%, lượng chất thải y tế nguy hại là 8 kg/ngày chiếm 1,8%), Đăk Pơ (chất thải rắn phát sinh là 30 kg/ngày chiếm 1,4%, lượng chất thải y tế nguy hại là 7 kg/ngày chiếm 1,58%) do là huyện mới thành lập, dân số ít, số lượng giường bệnh ít nên lượng chất thải phát sinh mỗi ngày không cao.

Lượng chất thải nguy hại tại các bệnh viện Y Học Cổ Truyền (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%), bệnh viện Điều Dưỡng & Phục Hồi Chức Năng (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%) phát thải ít nhất vì tại các bệnh viện này lượng chất thải chủ yếu là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nằm điều trị tại bệnh viện của bệnh

nhân và cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Ở đây các bệnh nhân chủ yếu nằm điều dưỡng, lượng chất thải y tế chủ yếu là bông băng của quá trình tiêm thuốc, chai truyền dịch nên không cao.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng và giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 62)