Sự hoàn thiện của quy trình tín dụng và chính sách tín dụng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 30)

không chỉ đạt được những hiểu biết về sự cần thiết, các tiêu chí đánh giá yêu cầu của một quá trình phân tích tín dụng có hiệu quả cao mà còn phải biết được những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đó. Có như vậy việc nâng cao chất lượng phân tích tín dụng mới đạt được trọng tâm và kết quả như mong muốn.

1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG1.3.1 Nhân tố chủ quan: 1.3.1 Nhân tố chủ quan:

1.3.1.1. Sự hoàn thiện của quy trình tín dụng và chính sách tín dụng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng ngân hàng chất lượng phân tích tín dụng ngân hàng

Phân tích tín dụng được hỗ trợ đắc lực bởi chính sách và quy trình tín dụng, toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng nói chung được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản vay có vấn đề và các nội dung khác. Đây chính là cơ sở cho việc phân tích tín dụng. Nếu ngân hàng có hệ thống chính sách và quy trình hợp lý, phân tích tín dụng sẽ đạt được chất lượng cao. Ngược lại, nếu chính sách chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng của ngân hàng.

1.3.1.2.Vấn đề thông tin và xử lý thông tin

Các cán bộ tín dụng tiến thành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được. Do đó, kết quả phân tích tín dụng phụ thuộc vào chất lượng, lưu lượng thông tin; mức độ chính xác của thông tin là “ điều kiện cần” cho một kết quả phân tích tín dụng đạt hiệu quả cao.

Thông tin có thể được thu thập từ nhiều nguồn: thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin do ngân hàng tự thu thập, các nguồn thông tin khác. Cho dù thông tin được thu thập từ nguồn nào thì trước khi đưa vào quá trình phân tích tín dụng cũng cần phải được thẩm định về tính chính xác, về chất lượng.

Thông tin từ khách hàng: bất kỳ khách hàng nào xin vay cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng. Các thông tin đó được tập hợp thành hồ sơ xin vay vốn, bao gồm: đơn xin vay vốn, các báo cáo tài chính, tài liệu cần thiết về tài sản đảm bảo và dự án cần tài trợ vốn, những tài liệu khác. Nguồn thông tin từ khách hàng rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nguồn thông tin này vì tính khách quan thấp, chứa đựng tính chất chủ quan một chiều, tâm lý chung không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này, cán bộ tín dụng phải sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng để đánh giá chất lượng thông tin.

Thông tin do ngân hàng thu thập thông qua trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro là một nguồn đáng tin cậy, song nguồn này chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi chúng đảm bảo được tính cập nhật và đa dạng.

Các nguồn thông tin khác như: các ngân hàng khác có mối liên hệ với khách hàng, hoặc thông tin từ các doanh nghiệp là đối tác của khách hàng cũng là một trong những căn cứ để ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng nhưng mức độ tin cậy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Khi thông tin đã được thu thập đầy đủ, chính xác thì các cán bộ tín dụng còn phải xử lý các thông tin đó theo mục đích nghiên cứu của mình. Ngoài ra, ngân hàng còn phải thực hiện lưu trữ, phân loại thông tin một cách thường xuyên, không phải khi nào khách hàng đến xin vay mới tiến hành thu thập thông tin về khách hàng đó, như vậy vừa tốn thời

gian mà hiệu quả lại không cao. Việc lưu trữ, cập nhật, phân loại thông tin có sự giúp đỡ của máy tính là cách xử lý thông tin khoa học và hiệu quả nhất.

Chất lượng phân tích tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao thì các bước liên quan đến thông tin phải đáp ứng được các yêu cầu trên.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 28 - 30)