Cuối năm 2006, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược là mở cửa nền kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu Việt Nam là một nước công nghiệp về cơ bản vào năm 2020.
Chúng ta có thể nhận thấy trong năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam vẫn được bình chọn là điểm đến tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được nền kinh tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Tất cả những nhân tố đó dẫn đến việc kinh doanh trở nên khó khăn.
Tuy vậy nền kinh tế ngày một sôi động và phát triển, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại đều phải chấp nhận gặp phải những khó khăn trong môi trường kinh doanh. Nắm bắt được những khó khăn cũng như lợi ích khi tham gia sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, Công ty cổ phần tư vấn dự án Điện lực Dầu khí luôn phấn đấu nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển, nâng cao vị thế trong lĩnh vực tư vấn giám sát.
3.1.1. Thuận lợi
- Môi trường kinh tế:
So với nhiều nước trên thế giới Việt Nam là nước có môi trường kinh tế ổn định, điều này khiến cho các doanh nghiệp, các công ty trong nước yên tâm trong việc đầu tư
phát triển. Với nền kinh tế mở hiện nay, việc xây dựng các công trình đang ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi những thành tựu khoa học của nước bạn để đưa nền kinh tế nước nhà lên một nấc thang mới.
- Môi trường lao động:
Việt Nam là một nước đang phát triển dân số đông và trẻ, vì vậy cung lao động lớn mà giá lại rẻ có thể coi là một lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp ở các nước phát triển.
- Đối thủ cạnh tranh:
Trong lĩnh vực tư vấn giám sát này , công ty có khá ít đối thủ cạnh tranh trong ngành bởi hầu hết các dự án, hợp đồng chủ yếu đến từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – nghành công nghiệp đầu tàu cho sự phát triển kinh tế đất nước, và từ công ty mẹ - PVN/PVPower . Đây là một thuận lợi vô cùng to lớn cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty.
3.1.2. Khó khăn:
- Trong những năm gần đây, diễn biến lạm phát trong nước tăng nhanh làm cho giá cả thị trường bất ổn, đồng tiền mất giá mạnh . Do sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng…
- Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp.
- Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo.