- Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính:
3 Nợ ngắn hạn bình
Nợ ngắn hạn bình quân 37,736,896 35,246,060 4 Nợ dài hạn bình quân 7,491,200 10,155,699 5 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 26,018,509 26,497,069 6 Cân đối 1-3 5,042,458 12,315,937 7 Cân đối 2- (4+5) -4,565,190 3,799,499
Qua số liệu phân tích tại bảng trên ta thấy:
- Mối quan hệ thứ nhất (cân đối (1) và (3)): phản ánh mối quan hệ giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn. Theo bảng trên ta thấy TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn năm 2005 là 5,042,458 nghìn VNĐ, năm 2006 thì mối quan hệ này vẫn giữ vững mức cân đối nghĩa là TSLĐ lớn hơn nợ ngắn hạn là 12,315,937 nghìn VNĐ.
Như vậy, ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Năm 2006 công ty giữ vững được mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn hợp lý đó là TSLĐ và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn điều đó đảm bảo tính an toàn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Mối quan hệ thứ hai (cân đối (2) và (4) + (5)): Năm 2005 TSCĐ và đầu tư dài hạn ở công ty nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu là 4,565,190 nghìn VNĐ nhưng năm 2006 thì TSCĐ và đầu tư dài hạn ở công ty lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu là 3,799,499 nghìn VNĐ. Như vậy là năm 2006 công ty đã khắc phục ngay nhược điểm này để đảm bảo đúng nguyên tắc tín dụng và sử dụng vốn.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu với các doanh nghiệp cần phải đi vay từ bên ngoài, từ đó xuất phát các hoạt động thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và hình thành các khoản nợ mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng làm vốn vay trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên việc thanh toán luôn là một vấn đề mà không chỉ doanh nghiệp mà các chủ nợ đều quan tâm. Chính vì vậy việc đảm bảo khả năng chi trả cho các khoản nợ vay luôn là một yêu cầu quan trọng.
BẢNG 2.14: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁNChỉ tiêu Công thức 31/12/2005 31/12/2006