Phân loại nợ và kế toán trích lập dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN (Trang 34 - 36)

Theo quyết định 488 - NHNN hướng dẫn việc tính thời điểm một suất nợ quá hạn áp dụng cho cả tín dụng ngắn trung và dài hạn. Nợ quá hạn được tình từ ngày tiếp theo sau ngày đến ghi trên khế ước vay tiền (nếu không được gia hạn nợ) bị chuyển sang nợ quá hạn tiếp theo sau ngày đến hạn của thời gian được gia hạn nếu ngày vay vẫn chưa trả hết nợ. Nợ quá hạn được chuyển từ tài khoản cho vay sang tài khoản nợ quá hạn để theo dõi.

Ngân hàng quyết định chuyển nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro theo từng cấp độ.

NHNo&PTNT huyện Văn Lâm bắt đầu thực hiện quyết định này từ tháng 1 năm 2005, trước đó vẫn thực hiện theo quyết định cũ.

Loại 1: Nợ quá hạn dưới 180 ngày kế toán sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tiến hành hạch toán như sau.

Nợ TK Quá hạn loại 1 Có TK cho vay

Ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro 20% tổng số nợ quá hạn.

Loại 2 Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày thì sẽ chuyển từ nợ quá hạn loại 1 sang nợ quá hạn loại 2 sẽ tiến hành hạch toán.

Nợ TK: quá hạn loại 2

Có TK: quá hạn loại 1.

Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro đối với loại 2 là 50% tổng nợ quá hạn loại 2.

Loại 3 Nợ quá hạn từ 361 ngày trở nên mà có khả năng thu hồi Ngân hàng chuyển nợ quá hạn loại 2 sang nợ quá hạn loại 3 tiến hành hạch toán.

NợTK: Nợ quá hạn loại 3.

Có TK: nợ quá hạn loại 2.

Đối với loại 3 này Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro 100% tổng nợ quá hạn loại 3.

Đối với những nợ quá hạn mà không có khả năng thu hồi Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ khó đòi.

Nợ TK: nợ khó đòi

Có TK: nợ quá hạn.

Nều mà khách hàng đến trả nợ trong bất kỳ giai đoạn nào có 3 loại quá hạn trên Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ, thu lãi, lãi phạt và tiến hành hoàn nhập dự phòng với số dự phòng đã trích.

Riêng đối với nợ khó đòi của Ngân hàng khi khách hàng trả nợ thì ngân hàng sẽ đưa khoản đó vào thu nhập bất thường.

NHNo&PTNT Văn Lâm do cán bộ tín dụng đi sâu vào từng hộ vay, kiểm tra các khoản cho vay vì vậy trong năm vừa qua Ngân hàng hầu như không có khoản nợ khó đòi.

Kế toán trích lập dự phòng rủi ro sẽ tiến hành tính tổng khoản phải trích lập dự phòng rủi ro. Sau đó chuyển văn bản lên Ngân hàng tỉnh duyệt và chuyển khoản trích lập dự phòng rủi ro nên trên với bút toán, theo từng quý như sau:

Nợ TK: chuyển tiền đi nội tỉnh Có TK: tiền mặt tại quỹ

Bảng 7: Bảng trích lập dự phòng rủi ro

Đơn vị : triệu đồng

Tên loại Quí I/2005

Số tiền Tỷ lệ trích lập (%) Số đã trích lập

Loại 1 908 20 181,6

Loại 2 58 50 29,0

Loại 3 12 100 12,0

Tổng 978 222,6

( Nguồn số liệu từ báo cáo chuyển tiền đi nội tỉnh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN (Trang 34 - 36)