Chính sách sản phẩm của chi nhánh chưa thật hấp dẫn chưa thực sự lôi kéo được khách hàng như:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ (Trang 31 - 34)

được khách hàng như:

+Chưa có dịch vụ kèm theo khi cung cấp tín dụng,

+ Phương thức cho vay của chi nhánh rất hạn chế, chỉ thực hiện vài phương thức chủ yếu: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, còn các phương thức khác chưa được sử dụng hoặc có nhưng rất hạn chế. Điều đó chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà một số DNNQD không tìm đến quan hệ với chi nhánh.

+Mức cho vay, chi nhánh NHN0 Láng Hạ tuân thủ đúng qui định cho vay đối với khách hàng kèm theo qui định 180/QĐ - HĐQT ngày 15/12/1998 của hội đồng quản trị NHN0 và PTNT Việt Nam, đó là :

. Đối với cho vay ngắn hạn, khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 20% tổng nhu cầu vốn. Riêng đối với DNNN là phải có vốn tự có 10% tổng nhu cầu vốn.

. Đối với cho vay trung và dài hạn, khách hàng phải có vốn tự có là 30% tổng nhu cầu vốn.

Với tình trạng các DNNQD ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp có mức vốn tự có rất nhỏ, vốn hoạt động chủ yếu là đi vay, thậm chí vay hoàn toàn ngân hàng. Do đó khi doanh nghiệp đến xin vay nhưng bị ngân hàng từ chối.

- Chính sách khách hàng còn nhiều hạn chế và không hấp dẫn.

Chính sách khách hàng chỉ bó hẹp ở các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu

quả, các tổng công ty 90-91, chưa mở rộng hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần và các thành phần kinh tế khác. Chi nhánh

chưa có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho các đơn vị vay trả sòng phẳng, làm ăn có uy tín.

Thứ tư, chính vì tôn trọng nguyên tắc tín dụng, các qui định cho vay với khách

hàng và thực hiện theo đúng hướng dẫn qui trình thẩm định, tái thẩm định của NHN0 và PTNT Việt nam, nên khi doanh nghiệp đến xin vay các cán bộ tín dụng đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin, các báo cáo tài chính, kế toán, tài sản thế chấp, và các giấy tờ hợp pháp. Nhưng hiện nay vẫn chưa có qui định bắt buộc về chế độ kiểm toán đối với các DNNQD, nên các báo cáo kế toán, tài chính của họ không theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Khi xin vay, các doanh nghiệp này luôn tìm cách đối phó với ngân hàng để vay vốn và thực tế của điều đó mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Chính vì thế mà các cán bộ tín dụng thường không muốn cho các DNNQD vay, hoặc cho vay nhưng cũng hết sức thận trọng, chặt chẽ trong vấn đề thẩm định, khắt khe trong việc thu nợ, chưa thực sự tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của họ, chưa hợp tác với họ giải quyết khó khăn. Do đó chưa chiếm được cảm tình của một số DNNQD làm ăn có hiệu quả. Cũng chính vì tâm lí cho rằng đầu tư vào các DNNQD có nhiều rủi ro, nên các cán bộ tín dụng (CBTD) ngân hàng cho rằng: nếu thừa vốn thì điều chuyển lên trung ương còn hơn cho các DNNQD vay.

Thứ năm, chi nhánh NHN0 Láng hạ đã coi tài sản thế chấp (TSTC) là một nguyên tắc tín dụng phải thực hiện hàng đầu khi quyết định cho vay, coi TSTC như một "bảo bối" khi món vay không được hoàn trả đúng hạn. Trong khi đó TCTS là một điều bất khả dĩ và bản thân TSTC cũng chứa nhiều rủi ro. Mặt khác, các DNNQD đặc biệt là các DNNQD mới thành lập thì lại không có TSTC với đầy đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu vì chưa có cơ quan chính thức cấp chứng thư xác nhận quyền sở hữu. Điều đó làm hạn chế mối quan hệ tín dụng giữa chi nhánh với các DNNQD.

Ngoài nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa chi nhánh và các DNNQD trên, còn có:

Thứ nhất, là một chi nhánh mới được thành lập, lại hoạt động trên địa bàn có tới hơn 60 tổ chức tín dụng, có bề dầy lịch sử trong kinh doanh, làm ăn có hiệu quả, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại giúp cho hoạt động tín dụng không ngừng mở rộng và an toàn. Do đó, với một cơ sơ còn non kém, chi nhánh NHN0 Láng hạ khó có thể cạnh tranh nổi, mà hơn nữa những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả thường được các ngân hàng khác có chính sách đãi ngộ nên họ cũng không muốn đặt quan hệ với một ngân hàng mới như chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ.

Thứ hai, các DNNQD cũng tự làm giảm uy tín của mình, làm cho các CBTD rất ngại quan hệ với họ. Cùng với sự chuyển đổi theo hướng thị trường của nền kinh tế, một môi trường đầy biến động và không kém phần khắc nghiệt, một số công ty TNHH, CTCP, DNTN làm ăn theo kiểu chộp giật, lừa đảo, một số khác lại không biết lượng sức mình, làm ăn theo kiểu "được ăn cả ngã về không", dẫn đến thua lỗ phá sản. Một số khác kinh doanh tương đối tốt thì lại có xu hướng phát triển quá nóng, trong khi tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình. Điều đó tạo ra một sự không cân đối và chứa đựng nhiều rủi ro. Mặt khác, các sổ sách kế toán của các doanh nghiệp này thường không cập nhật, không đầy đủ và quá đơn giản. Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng rất khó đánh giá chính xác doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính để cấp tín dụng. Vì tất cả những điều đó, làm cán bộ tín dụng rất ngại cho các doanh nghiệp này vay vốn.Thực chất những cán bộ tín dụng chỉ là những người làm công ăn lương, nếu họ đồng ý cho vay và món vay đó đạt hiệu quả thì lợi ích trước hết thuộc về tập thể, nhưng nếu món vay gặp"trục trặc" thì trách nhiệm cá nhân rất nặng nề. Nếu trả lời "không" trong hầu hết các trường hợp thì quyền lợi cá nhân không bị ảnh hưởng.

Thứ ba là về phía chính phủ. Luật pháp ban hành những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm trễ và thiếu đồng bộ. Thực tế lâu nay, những văn bản qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành rất chậm trễ. Trong lúc dân chúng chưa kịp tiếp cận được các văn bản mới , các nhà chức trách đang bàn bạc và suy nghĩ để cụ thể hoá và giải thích các qui định, mọi người chưa biết được cụ thể sẽ như thế nào, nhưng lại vẫn cứ phải thi hành. Với cách xây dựng văn bản như vậy, thì thật khó khăn cho người thực hiện. Các văn bản ra đời chồng chéo nhau. Ngày19/11/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, sau đó ngày 29/12/1999,Chính phủ lại ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Cả hai Nghị định này đều qui định về việc cầm cố thế chấp tài sản,bảo lãnh. Nhưng xem xét ta thấy có những vấn đề chồng chéo nhau giữa hai văn bản này, chồng chéo nhau giữa hai nghị định này và bộ luật dân sự. Thật vậy: theo các điều 329 và 346, bộ luật dân sự, thì một tài sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được cầm cố, thhế chấp để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ dân sự. Điều 6, nghị định số 165/1999/NĐ-CP lại nới lỏng luật, bằng việc quy định cả những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu cũng có thể được dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ.Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự, một tài sản có thể dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ và các nghĩa vụ ấy có thể là thuộc về nhiều đối tượng, chứ không chỉ hạn chế với một đối tượng được đảm bảo. Nhưng, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP đã qui định "thắt chặt " hơn Bộ luật Dân sự và nghị định 165/1999/NĐ-CP về phạm vi cầm cố, thế chấp. Điều 11, Nghị định 178/1999/NĐ- CP quy định: Trong mọi trường hợp, một tài sản chỉ được dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng. Nếu tài sản không có đăng ký quyền sở

hũu thì chỉ đươch dùng để đảm bảo cho một nghĩa vụ. Điều đó thực sự gây khó khăn cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp.

Thứ tư là chưa có một "sân chơi" bằng phẳng giữa các thành phần kinh doanh. Các DNNN được ưu đãi cả về lãi suất ngân hàng, cả về thuế và đất đai, trong khi đó các DNNQD lại không nhận được sự ưu đãi nào của nhà nước, do đó một số DNNQD đã không thể cạnh tranh nổi, dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản.

Thứ năm là Chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ quá hạn.

Như vậy, những hạn chế trên đây trong quan hệ tín dụng giữa chi nhánh NHN0

Láng hạ với các DNNQD xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, cả từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài như điều kiện kinh tế xã hội, cơ chế, chính sách của nhà nước, ...Tìm được căn bệnh và nguyên nhân gốc rễ của nó, nếu chỉ dừng lại ở đó thì chắc chắn căn bệnh vẫn tiếp tục phát triển, những hạn chế trong quan hệ tín dụng ngân hàng và các DNNQD vẫn tồn tại như một bằng chứng cho sự yếu kém của nền kinh tế , như một căn bệnh đang dần dần phá hoại sự phát triển của sự vật, hiện tượng và tất nhiên tình trạng "thiểu phát" của nền kinh tế vẫn cứ tồn tại. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa chi nhánh NHN0 Láng Hạ và các DNNQD là một điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w