3.4.1. Hoạt tính kháng khuẩn
a. Các chủng vi sinh vật kiểm định do bộ môn Vi sinh - Sinh học, trường Đại học Dược Hà Nội cung cấp.
Vi khuẩn Gram(-)
Escherichia coli ATCC 25922 (EC)
Proteus mirabilis BV 108 (Pro)
Shigella flexneri DT 102 (Shi)
Salmonella typhi DT 220 (Sal)
Pseudomonas aeruginosa VM 201 (P.A) Vi khuẩn Gram(+)
Staphylococus aureus ATCC 1128 (Sta)
Bacillus pumilus ATCC 10242 (Bp)
Bacillus subtilisATCC 6633 (Bs)
Bacillus cereus ATCC 9946 (Bc)
Sarcina lutea ATCC 9341 (SL)
Kháng sinh đối chứng: Streptomycin: 14µg/ml Penicillin: 27 UI/ml b. Môi trường thử nghiệm
Môi trường canh thang nuôi cấy VK kiểm định:
NaCl 0,5% ; pepton 0,5% ; cao thịt 0,3 % ; nước vđ 100ml. Môi trường thạch thường :
c. Phương pháp thử (Đánh giá hoạt tính kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán).
Nguyên tắc: mẫu thử (có chứa hoạt chất thử) được đặt lên lớp thạch dinh dưỡng đã cấy VSV kiểm định, hoạt chất từ mẫu khuếch tán vào môi trường thạch sẽ ức chế sự phát triển của VSV kiểm định tạo thành vòng vô khuẩn. Tiến hành:
Các khoanh giấy lọc vô trùng và đã được sấy khô được tẩm với 3 lần mới dung dịch mẫu thử, sau mỗi lần tẩm các khoanh giấy lọc có chứa mẫu thử đều được sấy < 600C đến khô hết dung môi.
Chuẩn bị môi trường và cấy VSV kiểm định: VSV kiểm định được cấy vào môi trường canh thang, rồi nuôi cấy cho phát triển trong tủ ấm 370C trong thời gian 18-24h đến nồng độ 107 tế bào/ml (kiểm tra bằng pha loãng và dãy dịch chuẩn). Môi trường thạch thường vô trùng (tiệt trùng 1180C/30 phút) được làm lạnh về 45-500C và được cấy giống VSV kiểm định vào với tỷ lệ 2,5 ml/100 ml. Lắc tròn để VSV kiểm định phân tán đều trong MT thạch thường, rồi đổ vào đĩa petri vô trùng với thể tích 20 ml/đĩa và để cho thạch đông lại.
Đặt khoanh giấy lọc: Khoanh giấy lọc đã được tẩm chất thử và xử lý như trên được đặt lên bề mặt môi trường thạch thường chứa VSV kiểm định theo sơ đồ định sẵn.
Ủ: các đĩa petri có mẫu thử được đặt như trên trong tủ ấm ở t0C = 370C trong 18-24h, rồi sau đó lấy ra đọc kết quả, đo đường kính vòng vô khuẩn nếu có (thước kẹp Panmer độ chính xác 0,02mm).
Đánh giá dựa trên đường kính vòng vô khuẩn và được đánh giá theo công thức. 2 1 1 ( ) 1 n n i i i i D D D D s n n
D: Đường kính trung bình vòng vô khuẩn (mm)
i
D: Đường kính vòng vô khuẩn thứ i (mm) s : Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh n : số thí nghiệm làm song song (n = 3) d. Kết quả thực nghiệm
Bảng 3.5:Đường kính vóng vô khuẩn của 3a-3d (D mm).
Chất VSV 3a 3b 3c 3d Peni Strep Bc - - - - 19,38 0,37 21,50 0,66 Bs - - 8,53 0,61 - 20,47 0,7 20,16 1,21 Bp 8,40 0,67 - 8,63 0,43 - - - SL - - - - 12,91 0,47 12,73 0,41 Sal - - - 13,73 1,5 EC - - - 13,2 1,05 Shi - - - 12,07 0,89 Pro 8,45 0,39 - 9,42 0,41 - - 15,53 0,81 P.A - - - 17,37 0,67 Sta 9,00 1,22 - 8,47 0,83 - 11,42 0,67 17,37 0,12
Chú thích: Peni: Penicillin, Strep: Streptomycin e. Kết luận
Chất 3a tác dụng trên 3 vi khuẩn thử gồm: Bacillus pumilis (D = 8,40 ±
0,67 mm), Proteus mirabilis (D = 8,45 ± 0,39 mm), Staphylococus aureus
(9,00 ± 1,22 mm).
Chất 3c tác dụng trên 4 vi khuẩn thử gồm: Bacillus subtilis (8,53 ± 0,61 mm), Bacillus pumilis (8,63 ± 0,43 mm), Proteus mirabilis (9,42 ± 0,41 mm), Staphylococus aureus (8,47 ± 0,83).
3.4.2. Hoạt tính kháng nấm
a. Các chủng VSV kiểm định do bộ môn Vi sinh – Sinh học, trường Đại học Dược Hà Nội cung cấp
Vi Nấm
Candida albicans (Ca)
Saccharomyces cerevisiae (Sa)
Aspergillus niger (As)
Penicilium sp. (Pe)
Chất đối chiếu: Itraconazol 50 µg/ml b. Môi trường kiểm nghiệm
Môi trường Sabouraud lỏng nuối cấy C. albicans: Pepton 1,0% ; glucose 2,0 %; nước vđ 100ml
Môi trường thử nghiệm Sabouraud:
Pepton 1,0% ; glucose 2,0 %; thạch 1,6%; nước vđ 100ml
c. Phương pháp thử (Đánh giá hoạt tính kháng sinh bằng phương pháp
khuếch tán)
Nguyên tắc: mẫu thử (khoanh giấy lọc được tẩm hoạt chất thử) được đặt lên lớp thạch dinh dưỡng đã cấy VSV kiểm định, hoạt chất từ mẫu thử khuếch tán vào môi trường thạch sẽ ức chế sự phát triển của VSV kiểm định tạo thành vòng vô nấm.
Mẫu thử được pha vào dung môi thích hợp (ethanol) với nồng độ 500 µg/ml, 5,0 µg/ml, và 10,0 µg/ml. Các khoanh giấy lọc vô trùng và đã được sấy khô được tẩm 3 lần với dung dịch mẫu thử, sau mỗi lần tẩm các khoanh giấy lọc có chứa mẫu thử đều được sấy < 600C đến khô hết dung môi.
Chuẩn bị môi trường và cấy VSV kiểm định:
Nấm kiểm định (C. albicans) được cấy vào môi trường Sabouraud lỏng, rồi nuôi cấy cho phát triển trong tủ ấm 28-300C trong thời gian 18-24h đến nồng độ 107 tế bào/ml (kiểm tra bằng pha loãng và dãy dịch chuẩn), (đối với Aspergillus niger thì sử dụng huyền conidi trong dung dịch Tween 80
0,2% vô trùng). Môi trường Sabouraud đặc vô trùng (tiệt trùng 1180C/30 phút) được làm lạnh về 45-500C và được cấy giống vi nấm kiểm định vào với tỷ lệ 2,5 ml/ 100ml. Lắc tròn để vi nấm kiểm định phân tán trong môi trường thạch, rồi đổ đĩa petri vô trùng với thể thích 20ml/đĩa và để cho thạch đông lại.
Đặt khoanh giấy lọc: khoanh giấy lọc đã được tẩm chất thử và xử lý như trên được đặt lên bề mặt môi trường thạch thường chứa VSV kiểm định theo sơ đồ định sẵn (4 thực nghiệm song song).
Ủ các đĩa petri có mẫu thử được đặt trên trong tủ ấm ở t0C = 28-300C trong 24-48h, rồi sau đó lấy ra đọc kết quả, đo đường kính vòng vô nấm nếu có (thước kẹp Panmer độ chính xác 0,02 mm).
Đánh giá kết quả: Dựa vào đường kính vòng vô nấm và được đánh giá theo công thức: 2 1 1 ( ) 1 n n i i i i D D D D s n n
D: Đường kính trung bình vòng vô khuẩn (mm)
i
s : Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh n : số thí nghiệm làm song song (n = 4) d. Kết quả thực nghiệm
Bảng 3.6: Đường kính vòng vô nấm của 3a-3d(D mm).
Chất VSV 3a 3b 3c 3d Intra Ca 9,35 1,18 - 9,17 0,53 9,23 0,31 16,33 2,01 As - - - 9,62 1,03 15,26 0,41 Sa 9,42 0,97 8,16 1,16 - 9,08 0,59 9,73 0,43 Pe - 8,07 1,14 - - 12,39 0,75 Chú thích: Intra : Itraconazol
e. Kết luận: các mẫu thử có khả năng kháng nấm
Chất 3a tác dụng trên 2 vi nấm: Candida albicans (D = 9,35 ± 1,18 mm),
Saccharomyces cerevisiae (D = 9,42 ± 0,97 mm).
Chất 3b tác dụng trên Saccharomyces cerevisiae (D = 8,16 ± 1,16 mm) và
Penicilium sp. (D = 8,07 ± 1,14 mm).
Chất 3c chỉ tác dụng trên Candida albicans (D = 9,17 ± 0,53 mm).
Chất 3d có tác dụng trên 3 vi nấm: Candida albicans (D = 9,23 ± 0,31 mm), Aspergillus niger (D = 9,62 ± 1,03 mm), Saccharomyces cerevisiae
3.5. BÀN LUẬN
3.5.1. Về tổng hợp hóa học
3.5.1.1. Tổng hợp acid 2-phenylthiazolidin-4-carboxylic và dẫn chất
Phản ứng tổng hợp 2a-d có hiệu suất tương đối thấp là do trong phản ứng đóng vòng tạo thiazolidin từ L-cystein hydroclorid monohydrat thì phải thêm xúc tác base NaHCO3 để chuyển dạng muối L-cystetin hydroclorid về dạng L-cystein base (dạng tự do). Khi đó L-cystein rất dễ bị oxy hóa tạo thành cystin vì vậy ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất phản ứng. Do đó trong quá trình phản ứng phải sục khí N2 để loại hết khí O2 trong môi trường phản ứng để tăng hiệu suất phản ứng.
Việc kết tinh lại các chất 2a-d trong ethanol hoặc hỗn hợp aceton/nước (1:1) cũng làm mất một phần sản phẩm.
3.5.1.2. Tổng hợp acid N-tert-butoxycarbonylthiazolidin-4-carboxylic và dẫn chất
Hiệu suất tổng hợp 3a-d thấp, điều này có thể giải thích như sau:
Thứ nhất là các chất 2a-d rất không bền trong môi trường kiềm, khi nhỏ NaOH 1N vào hỗn hợp chứa 2a-d và THF có thể làm cho phân hủy 2a-d.
Để giảm sự phân hủy các chất 2a-d thì nên nhỏ từ từ NaOH đến khi tan hết
2a-d thì dừng lại.
Thứ 2 là trong quá trình tinh chế sản phẩm bằng cách kết tinh lại trong hỗn hợp dung môi diethyl ether/n-hexan (1/1) cũng làm mất một phần sản phẩm.
3.5.2. Về hoạt tính sinh học
Kết quả cho thấy các chất 3b và 3d không có hoạt tính kháng khuẩn đối với các VSV kiểm định, tuy nhiên 3b và 3d lại cho có tác dụng kháng nấm rất tốt. Chất 3b kháng được cả Saccharomyces cerevisiae và Penicilium sp.. Điều đặc biệt là chỉ duy nhất 3b kháng được với vi nấm Penicilium sp.. Chất 3d có tác dụng chống nấm đối với 3 vi nấm là C. albicans, S. ceravisiae, A. niger.
Chất 3a và 3c có tác dụng kháng khuẩn khá tốt, đều ức chế B. pumilus,
P. mirabilis, S. aureus, và chất 3c còn ức chế vi khuẩn B. subtilis. Tuy nhiên khả năng kháng nấm của 3a và 3c tương đối yếu . Chất 3a có tác dụng ức chế
A. albicans, S. ceravitiae. Chất 3c chỉ có tác dụng trên A. albicans.
Kết quả cho thấy khi gắn thêm nhóm thế -Cl vào nhân thơm thì hoạt tính kháng khuẩn tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên khi gắn thêm –OCH3 thì không còn hoạt tính kháng khuẩn nhưng ảnh hướng rất nhiều tới hoạt tính kháng nấm. Đặc biệt hợp chất 3d kháng lại 3/4 vi nấm là C. albicans, S. ceravitiae, A. niger và chỉ có duy nhất chất 3b kháng lại Penicillium sp..
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1) Đã tổng hợp được các dẫn chất: Acid 3-tert-butoxycarbonyl-2-phenylthiazolidin-4-carboxylic (3a) Acid 3-tert-butoxycarbonyl-2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)thiazolidin-4- carboxylic (3b) Acid 3-tert-butoxycarbonyl-2-(4-clorophenyl)thiazolidin-4carboxylic (3c) Acid 3-tert-butoxycarbonyl-2-(4-methoxyphenyl)thiazolidin-4-carboxylic (3d)
2) Đã thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các chất 3a-3d.
Hoạt tính kháng khuẩn: chỉ có 3a và 3c có tác dụng kháng khuẩn, trong đó chất 3c có hoạt tính tốt nhất, kháng lại 4/10 chủng VSV kiểm định đó là
Bacillus subtilis, Bacills pumilus, Proteus mirabili, Staphylococcus aureus.
Hoạt tính kháng nấm: cả 4 chất đều có khả năng kháng nấm với VSV kiểm định, hợp chất 3d có tác dụng với 3/4 VSV kiểm định gồm Candida albicans, Aspergillus niger, Saccharomyces cerevisiae. Điều đặc biệt là chỉ
2. KIẾN NGHỊ
Để tiếp tục phát triển các nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
Nghiên cứu thay đổi các điều kiện, cũng như các tác nhân trong các phản ứng để nâng cao hiệu suất của các dẫn chất acid 3-tert-butoxycarbonyl-2- phenylthiazolidin-4-carboxylic.
Tổng hợp các dẫn chất khác của acid 2-phenylthiazolidin-4-carboxylic và thử hoạt tính sinh học, nhằm đánh giá sâu rộng hơn về ảnh hưởng của cấu trúc tới hoạt tính của các dẫn chất TCA và có những định hướng cho việc xây dựng cấu trúc của các chất tổng hợp tiếp theo.
Thử các tác dụng sinh học khác của các dẫn chất 2-phenylthiazolidin-4- carboxylic: tác dụng chống ung thư, tác dụng hạ huyết áp…
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Trần Mạnh Bình (2003), Phân tích cấu trúc các hợp chất hữu cơ, Bộ
môn Hóa Hữu cơ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp
phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Triệu (2005), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý
tập II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 9.
TIẾNG ANH
4. Chavan S. P., Chittiboyina Amar G, Ramakrishna Guduru, et al. (2005), "An unusual stereochemical outcome of radical cyclization: synthesis of (+)-biotin", Tetrahedron, 61(39), pp. 9273-9280.
5. Ding S. M. (2010),"3-(tert-Butoxycarbonyl)-2-(4-chlorophenyl)-1,3- thiazolidine-4-carboxylic acid", Acta Crystallographica Section E: Structure Reports Online, 66(10), pp. 2633-2633.
6. El–Sharkawy K. A. (2011), "Synthesis and Antimicrobial Activity of 2- Substituted-3-Acetylthiazolidine-4-Carbonyl-Amino acid Derivatives",
Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 3(1), pp. 1005-
1014.
7. Esra Onen-Bayram F, Durmaz Irem, Scherman Daniel, et al. (2012), "A novel thiazolidine compound induces caspase-9 dependent apoptosis in cancer cells", Bioorganic & medicinal chemistry, 20, pp. 5094-5012. 8. Khan Khalid Mohammed, Ullah Zia, Lodhi Muhammad Arif, et al.
(2006), "Successful computer guided planned synthesis of (4R)- thiazolidine carboxylic acid and its 2-substituted analogues as urease inhibitors", Molecular diversity, 10(2), pp. 223-231.
9. Liu Yu, Jing Fanbo, Xu Yingying, et al. (2011), "Design, synthesis and biological activity of thiazolidine-4-carboxylic acid derivatives as novel influenza neuraminidase inhibitors", Bioorganic & medicinal chemistry, 19(7), pp. 2342-2348.
10. Lu Yan, Li Chien-Ming, Wang Zhao, et al. (2009), "Discovery of 4- substituted methoxybenzoyl-aryl-thiazole as Novel Anticancer Agents: Synthesis, biological evaluation, and structure− activity relationships",
Journal of medicinal chemistry, 52(6), pp. 1701-1711.
11. Pavlova L. A., Komarova T. V., Davidovich Yu A., et al. (1986), "Synthesis of derivatives of 2-phenylthiazolidine-4-carboxylic acid and a study of their radioprotective properties", Pharmaceutical Chemistry Journal, 20(9), pp. 653-658.
12. Prabhakar Yenamandra S., Jain P., Khan Z.K., et al. (2003), "Synthesis and QSAR Studies on the Antifungal Activity of 2, 3, 4-Substituted Thiazolidines", QSAR & Combinatorial Science, 22(4), pp. 456-465. 13. Schubert Maxwell P. (1936), "Compounds of thiol acids with
aldehydes", Journal of Biological Chemistry, 114(1), pp. 341-350. 14. Sriram D., Yogeeswari P., Patrisha J. T., et al. (2011), "Exploring aryl
thiazolidine carboxamides as a new class of antimycobacterials",
Newsletter, pp. 181-195.
15. Ha Young Mi, Park Yun Jung, Lee Ji Yeon, et al. (2012), "Design, synthesis and biological evaluation of 2-(substituted phenyl) thiazolidine-4-carboxylic acid derivatives as novel tyrosinase inhibitors", Biochimie, 94(2), pp. 533-540.
16. Howard-Lock H. E., Lock C. J. L., Martins M. L. (1991), "Amino acid/zwitterion equilibria II: vibrational and NMR studies of substituted
thiazolidine-4-carboxylic acids", Canadian journal of chemistry,
69(11), pp. 1721-1727.
17. Iwao Junichi, Oya Masayuki, Baba Toshio, et al., Antihypertensive 4- thiazolidinecarboxylic acids (substituted phenyl derivatives). 1984,
Google Patents.
18. Li Wei, Wang Zhao, Gududuru Veeresa, et al. (2007), "Structure- activity relationship studies of arylthiazolidine amides as selective cytotoxic agents for melanoma", Anticancer Research, 27(2), pp. 883-
888.
19. Paul B., Korytnyk W.(1976), "Cysteine derivatives with reactive groups as potential antitumor agents", Journal of medicinal chemistry, 19(8),
pp. 1002-1007.
20. Song Zhong-Cheng, Ma Gao-Yuan, Lv Peng-Cheng, et al. (2009), "Synthesis, structure and structure–activity relationship analysis of 3- tert-butoxycarbonyl-2-arylthiazolidine-4-carboxylic acid derivatives as potential antibacterial agents", European journal of medicinal chemistry, 44(10), pp. 3903-3908.
PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Phổ IR của chất 3a Phụ lục 1.2: Phổ IR của chất 3b Phụ lục 1.3: Phổ IR của chất 3c Phụ lục 1.4: Phổ IR của chất 3d Phụ lục 2.1: Phổ MS của chất 3a Phụ lục 2.2: Phổ MS của chất 3b Phụ lục 2.3: Phổ MS của chất 3c Phụ lục 2.4: Phổ MS của chất 3d Phụ lục 3.1: Phổ 1H-NMR của chất 3a Phụ lục 3.2: Phổ 1H-NMR của chất 3b Phụ lục 3.3: Phổ 1H-NMR của chất 3c Phụ lục 3.4: Phổ 1H-NMR của chất 3d