Khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế ở xã Tân Đức

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tân Đức - Huyện Phú Bình -Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)

* Thuận lợi

- Các hộ khá có diện tích đất đai canh tác khá lớn, cả về đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất vườn để xây dựng chuông trại. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.Các hộ có tiềm lực về vốn, nguồn lao động nên có điều kiện đầu tư vào sản xuất. Ở nhóm hộ khá có trình độ học vấn cao nên việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất rất nhạy bén. Có khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt, luôn có hướng đi đúng đắn trong kế hoạch đầu tư sản xuất.

- Hộ trung bình những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như: diện tích đất canh tác khá lớn, nguồn lao động dồi dào. Được sự quan tâm của nhà nước nên được vay vốn sản xuất với thủ tục đơn giản và lãi suất thấp vì vậy nhóm hộ này đã có thêm nguồn vốn để sản xuất. Nhóm hộ này cũng có trình độ học vấn khá cao, nắm bắt thị trường nhanh, luôn có hướng đúng trong đầu tư sản xuất. Hiện nay có nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao hơn giống cũ nên người dân có thể dễ dàng lựa chọn những loại phù hợp với điều kiện nuôi trồng của gia đình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Hộ nghèo nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước, các tổ chức phi chính phủ như: vốn, máy móc, thiết bị sản xuất, tham gia các lớp học trao đổi kinh nghiệm sản xuất…

- Nhà nước và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp

* Khó khăn

- Ở nhóm hộ khá chi phí đầu vào cho sản xuất cao trong khi đầu ra luôn gặp bấp bênh, giá cả thấp, không ổn định. Nguồn cung ứng vật tư trên địa bàn còn hạn hẹp, chưa chất lượng. Là địa hình bằng phẳng, thời tiết có mùa khắc nghiệt, dịch bệnh sảy ra ảnh hương trực tiếp đến năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Ở nhóm hộ trung bình Chi phí đầu vào trong sản xuất cao trong khi giá thành sản phẩm bán ra lại thấp, giá cả và thị trường không ổn định. Dù đã nắm bắt được thị trường nhưng họ vẫn chưa thật sự nhạy bén, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa hiệu quả, nguồn cung cấp dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn còn rất ít. Các hộ chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn, họ chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ theo hướng tự cung tự cấp.

- Ở nhóm hộ nghèo các hộ còn gặp rất nhiều khó khăn như diện tích đất canh tác ít, số người người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, hầu hết nhóm hộ nghèo sản xuất măng tính tự cung tự cấp, họ thiếu vốn trong đầu tư sản xuất kinh tế. Trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế, thiếu quyết đoán, không mạnh

dạn trong đầu tư sản xuất, còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất thấp dẫn tới thu nhập cũng thấp, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tân Đức - Huyện Phú Bình -Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)