Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tân Đức - Huyện Phú Bình -Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)

4.2.3.1. Điều kiện vềđất đai

Ta thấy diện tích đấy canh tác bình quần trên hộ là chưa lớn, nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nông hộ. Hơn nữa đất đai của hộ bị chia cắt manh mún không tập trung gây khó khăn cho quá trình chăm sóc và thu hoạch.

Bảng 4.5: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra.

Chỉ tiêu ĐVT Theo nhóm hộ

Hộ khá Hộ Trung Bình nghèo Hộ

1. Đất sản xuất nông nghiệp sào 159 308 35

- Đất lúa sào 140 210 23

- Đát trồng màu sào 59 98 12

2. Đất lâm nghiệp ha 135 112 11

- Đất ở Sào 4,2 14,4 1,3

- Đất vườn, ao, chuồng sào 6,8 23 1,9

* Một số chỉ tiêu

- Số khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 4,5 4,71 3,8 - Số lao động bình quân/hộ LĐ/hộ 2,79 2,49 1,8

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung hầy hết ở nhóm hộ khá và hộ trung bình, do nhận thức tốt về khoa học kỹ thuật và biết áp dụng vào sản xuất nên người dân ở hai nhóm hộ này có thu nhập khá cao.

Với nhóm hộ nghèo có trình độ dân trí thấp, sự nhanh nhạy kém, nên cây lúa vẫn là thu nhập chính của hộ, chăn nuôi thì chủ yếu là nuôi tận dụng, hiệu quả không cao nên thu nhập bình quân hộ của nhóm hộ này thấp hơn.

- Một số chỉ tiêu tình hình nhân khẩu và lao động:

Số lao động bình quân trên hộ của nhóm hộ khá và hộ trung bình gần như là ngang nhau, tỉ lệ lao động của hai nhóm hộ này cao ở nhóm hộ khá 2,6 lao đông và nhóm hộ trung bình là 2,7, ở nhóm hộ nghèo là 3,6 khẩu và 1,8 lao động/hộ. Khi tỷ lệ nhân khẩu/lao động càng cao đồng nghĩa với thu nhập bình quân/ đầu người sẽ giảm xuống.

4.2.3.2. Điều kiện về vốn của nông hộ

Ngoài hai yếu tố đất đai và lao động thì vốn cho sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng, vốn là một trong những điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh, nó là công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch đặt ra của nông hộ, nó tác động đến phương hướng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của nông hộ

Bảng 4.6: Các công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Hộ Khá Hộ Trung Bình Hộ Nghèo

- Máy tuốt lúa Cái 11 36 5

- Bình phun thuốc Cái 15 30 5

- Cuốc, xẻng Cái 60 120 20

- Liềm hái Cái 30 75 20

- Máy xay xát Cái 10 15 0

- Trâu bò cày kéo Con 10 37 6

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đó là những công cụ sản xuất chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ, nó phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng, khâu làm đất, đến khâu thu hoạch. Do nhóm hộ khá có sự tích luỹ cao, nên mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất cũng tốt hơn. Theo kết quả điều tra thì những công cụ có giá trị cao như, công nông, máy tuốt lúa, xe tải, máy xay xát đều tập chung chủ yếu ở nhóm hộ khá. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình thì mức trang bị công cụ dung cụ thấp hơn. Chính vì vậy, nhóm hộ khá đã giảm được lượng chi phí đi thuê, tăng khả năng đáp ứng kịp thời vụ gieo trồng, đó là cơ sở để nâng cao năng xuất cây trồng. Hộ nghèo do thiếu vốn nên khả năng trang bị công cụ, dụng cụ thấp hơn. Vì vậy nhóm hộ nghèo kém chủ động trong sản xuất, tỷ lệ lao động công việc, lao động thủ công lớn nên hiệu xuất công việc giảm, chất lượng công việc thấp.

Nhìn chung qua tìm hiểu về điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ cho thấy tất cả mọi điều kiện sản xuất kinh doanh của nhóm hộ khá đều tốt hơn hẳn nhóm hộ còn lại, vì thế khả năng đem lại thu nhập cao hơn nhóm hộ khác là rõ ràng. Tuy nhiên đối với sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư quá lớn nên các hộ trung bình cũng có khả năng đáp ứng hợp lý chi phí cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Tân Đức - Huyện Phú Bình -Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)