PHAN VĂN DẬT

Một phần của tài liệu Thi nhân việt nam hoài thanh, hoài chân (Trang 92)

Sinh ngày 17-8-1909 ở làng Phú Xuân, huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Chánh quán: làng Đạo Dầu, phủ Triệu Phong (Quảng Trị). Học trường Quốc học Huế đến đậu thành chung. Hiện làm thư ký ngạch trước bạ Huế.

Viết văn từ 1924, đến 1927 có đăng Nam Phong, Thần Kinh, Rạng Đông, (ký Tiêu Lang và Thường Nga Phố).

Đã xuất bản: Bâng Khuâng (1935).

Hồi tháng 12-1935 tôi có viết trên báo Tràng An một bài về quyển Bâng Khuâng. Nay xem lại thơ Phan Văn Dật cảm tưởng vẫn không khác xưa. Vậy xin trích mấy đoạn chính trong bài thơ ấy.

Trong làng thơ, Phan Văn Dật thuộc về phái thanh niên. Nhưng có lẽ thanh niên vì tuổi hơn vì thơ. Giữa lúc ấy một luồng không khí mới thúc giục người ta thoát ly gia đình, Phan Văn Dật đã dám ca tụng cái tình cha con, anh em; sách của người, người đề tặng song thân, tưởng ngày nay cũng là một điều ít có.

Những điều người mơ ước cũng giống hệt những điều mơ ước của các cụ ta ngày xưa: một cuộc đời bình dị nơi thôn dã. Tôi thấy ở người cái lòng chán nản, hơn nữa cái lòng căm giận những nơi đô hội. Mối hận dài trong thơ Phan Văn Dật sẽ chẳng là cái hận của Dương Quý Phi bị hy sinh vì lẽ nước, nó là cái hận một người đàn bà bị sức quyến rũ của thành thị cướp mất chồng con. Nguyễn Nhược Pháp với tập "Ngày xưa" đã nhìn vào cảnh vật xưa bằng con mắt một người thời nay, Phan Văn Dật với tập "Bâng khuâng" đã nhìn cảnh vật ngày nay sau bức màn một tâm hồn xưa.

Giữa cuộc đời náo động, người ngoảnh mặt làm ngơ và tự tạo cho mình một thế giới riêng, một thế giới lặng lẽ đầy mơ mộng. Cuộc đời như thế

Phan Văn Dật Trang 93

qua rất phong phú:

Tôi không hay hưởng cùng cái hiện tại.

Hững hờ, tôi thường để nó đi qua.

Chuyện ngày nay sau tôi sẽ xót xa,

Tôi chỉ tiếc những giờ không trở lại.

"Những giờ không trở lại" đó, Phan Văn Dật nhắc đến một cách âu yếm. Nào những mối tình xưa, xa hơn nữa, những cảm hoài thời thơ ấu, những khi nô đùa với những trẻ con hàng xóm, những khi anh em dắt tay nhau vơ vẩn trong vườn:

Vào buổi bình minh, năm ấy xưa,

Trong vườn đào lý, phủ sương mờ,

Dắt tay hai trẻ tìm hoa rụng,

Mơ chuyện thần tiên, nghĩ vẩn vơ.

Những cảnh ấy đã qua trong đời mình có khi thi nhân để lẫn với những cảnh đã qua mấy mươi năm đời trước. Nhân biệt một người bạn, Phan Văn Dật đã thay lời người đàn bà xưa tiễn chồng đi lính viết lên những câu nhịp nhàng và cảm động. Nỗi buồn riêng ấy của thi nhân còn khiến người nghĩ liên miên đến những nỗi đau đớn của người xương phụ cùng cái ngao ngán vì mọi cuộc tang thương.

Nói cho đúng, thi nhân chẳng phải hoàn toàn sống trong cảnh xưa cảnh mộng và cái thế giới chung quanh tuyệt không có trong con mắt thi nhân. Người cũng biết say vì cảnh đẹp thoáng qua trước mắt. Có lúc bỗng sực nhớ mình là một trai trẻ đương tuổi yêu, nghệ sĩ nắn mấy vần thơ:

Ca ngợi tình yêu, vẻ đẹp em,

Lời thơ réo rắt tôi săn tìm.

Cậy người mang tặng cho em đọc,

Em để vào ngăn em chẳng xem.

Phan Văn Dật Trang 94

Thì xưa nay vẫn thế!

Thơ Phan Văn Dật không rực rỡ không réo rắt, không hùng tráng, khong làm tha bồi hồi ngây ngất, nhưng vẫn khiến ta ưa đọc: nó là những vần thơ dễ thương. Ta không cảm phục mà ta lưu luyến, cũng như ta lưu luyến đất Kinh đô là nơi quê hương của thi nhân. Người yêu văn sẽ xem thi nhân như bạn nếu không thể xem như thầy.

Chính Phan Văn Dật cũng không muốn làm thầy ai. Người vốn biết:

Sự hoàn toàn tìm kiếm chỉn thêm hoài.

Ngọc lành là chuyện nói mà chơi,

Chớ kể ngọc nào không có vết!

ĐÔNG HỒ

Chính tên là Lâm Tấn Phác. Sinh ngày 16 tháng 2 năm Bính Ngọ (10-3-1906) ở làng Mỹ Đức (Hà Tiên). Thôi học nhà trường năm 16 tuổi. Chịu ảnh hưởng tạp chí Nam Phong.

Lập trí đức học xá. Chủ trương báo Sống (1935).

Đã viết giúp: Nam Phong, Trung bắc tân văn, Đông Pháp thời báo, Kỳ lân báo...

Đã xuất bản:Thơ Đông Hồ (1932), Cô gái xuân (1935).

Hoàn cầu dễ ít có thứ tiếng được âu yếm, nâng niu như tiếng Nam. Âu cũng vì tiếng Nam đương ở trong cảnh khốn cùng, đương bị nhiều người rẻ rúng. Thói thường con nhà nghèo vẫn thương yêu cha mẹ hơn con nhà sang trọng.

Nhưng yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít. Thất học từ năm mười lăm, mười sáu; từ đó người chỉ học quốc văn, viết quốc văn, rồi mở trường chuyên dạy quốc văn. Cả những lúc người đai cơm bầu nước cùng học trò đi chơi các vùng thắng cảnh đất Phương thành, các đảo dữ miền duyên hải, tôi tưởng cũng chỉ vì quốc văn: người đi tìm cảm hứng vậy.

Khốn nỗi, người ra đời vào lúc văn học nước nhà đương hồi tàn tạ. Vốn tính hiền lành, không đủ táp bạo để gây nên giữa làng văn một cuộc biến động cần phải có, lúc đầu người chỉ cam tâm hiến mình cho những lối xưa ràng buộc. và người cũng không hề lấy thế làm bứt rứt khó chịu, chưa bao giờ người có ý muốn thoát ly.

Mặc dầu sự tình cờ đã đôi lần đưa người ra ngoài khuôn sáo. Trong tập Thơ Đông Hồ, giữa bao nhiêu câu trơn tru mà tầm thường, trống rỗng đột nhiên ta gặp đôi lời dường như trong ấy ẩn náu một linh hồn. Như những lời thuật hoài sau khi nàng Linh Phượng đã thành người thiên cổ:

Đông Hồ Trang 96

Mối sầu khôn dãi cùng trời đất;

Chén rượu đành khuây với nước non.

Cùng những lời nhớ bạn, hoặc thật thà:

Khi biệt dễ dàng khi gặp khó;

Chốn vui ai nhớ chốn sầu chi.

hoặc kín đáo

Cái oanh đâu bỗng ngoài hiên gọi:

Đã hai lần rồi xuân vắng mai (1)

Với nỗi thắc ấy, với nỗi buồn man mác ấy, Đông Hồ đã đi xa trường thơ Nam Phong nhiều lắm.

Nhưng trong tập Thơ Đông Hồ, lạ nhất là bài "Tuổi xuân", người ta có thể tưởng nó đã ở đâu lạc tới. Đến khi tác giả đưa in lại vào tập Cô gái xuân, ta mới thấy nó tìm được hoàn cảnh tự nhiên của nó. Bởi vì trong bài "Tuổi xuân" có cái bồng bột, cái trịnh trọng trước tình yêu mà cả thế hệ trước đây không từng quen biết: họ quen xem người đàn bà như một thứ đồ chơi.

Đông Hồ vẫn là người của thế hệ bây giờ vậy. Cho nên phong trào thơ mới vừa nổi lên là người nhận ngay được con đường của mình. Với phong trào thơ mới tưởng không có sự đắc thắng nào vẻ vang hơn.

Từ nay, Đông Hồ sẽ chỉ ca tình yêu và tuổi trẻ. Ngòi bút của thi nhân riêng âu yếm những nỗi lòng của thiếu nữ, khi bình yên lặng lẽ, khi phới phới yêu đương. "Cô gái xuân" của Đông Hồ thỏ thẻ những lời đến dễ thương, những lời tuồng như lả lời mà vẫn trong sạch. Ta thấy trong lời nàng cả cái êm dịu cái mơn trớn vuốt ve của tình ái. Nghe nàng nói lòng nào không xiêu? Nhất là khi nàng kể cảnh ái ân trên bãi biển ta khó có thể không cùng nàng mơ tưởng đến những cảnh ấy. Đông Hồ là người thứ nhất đã đưa vào thi ca Việt nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới ánh trăng thanh tiếng sóng.

Đông Hồ Trang 97 Tháng 8-1941 ---

Một phần của tài liệu Thi nhân việt nam hoài thanh, hoài chân (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)