PHAN KHẮC KHOAN

Một phần của tài liệu Thi nhân việt nam hoài thanh, hoài chân (Trang 79)

Sinh nào khoảng tháng 6- 1916 ở làng Yên Lăng, huyện Yên Thành(Nghệ an). Mồ côi mẹ thuở bé. Năm 15 tuổi cha bị mù. Học trường huyện, trường Vinh. Có bằng thành chung.

Đã đăng thơ: Phong Hoá( ký chàng Chương), Thế giới, Mới (ký Hồng Chương), Hà Nội tân văn, Tri tân.

Hai năm trước tôi đã nói đến Xa xa, tập thơ đầu của Phan Khắc Khoan. Nhưng ngoài tập Xa xa, Phan Khắc Khoan còn làm một số thơ. Nhân hỏi xem, tôi dã nhận được một lần mười một tập kèm với một lá thư đại khái nói: "Đây chỉ chừng một nửa thi phẩm của tôi, nhưng tôi không muốn anh phải mệt vì thơ tôi hơn nữa". Dầu thế, tôi đã mệt vì thơ Phan Khắc Khoan nhiều lắm. Không phải đây đó tôi không lượm được những vần thơ dễ thương. Nhắc lại một mối tình hờ hững, Phan Khắc Khoan có những câu:

Đã chót tương phùng trong một quán

Dẫu trà ôi, chuyện nhạt cũng là duyên.

Có khi lòng bâng khuâng, người muốn:

Hạ mái tình xưa: sương về gió tạt

Nghiêng nghiêng hồn cho trút nhẹ chua cay

Có khi thấy lẻ loi, người than:

Thô vụng quá, sắm vai gì trên sâm khấu?

Hồn đơn cô, trông ngơ ngác chợ đời!...

Ồ! Những lúc bốn bên tường hiu quạnh

Thời gian không ngừng thoát một ly nào

Mà trong phòng hồn tôi cứ nao nao!

Phan Khắc Khoan Trang 80

Bình yên lại, sao mà non yếu thế?

Lòng mơ khát gì đây chăng? Có lẽ,

Kìa mang ý lạ tự đâu về

Ngập hồn tôi như nước chảy tràn đê,

Rồi bút mực tình tự cùng giấy trắng.

Còn có thể tìm được nhiều lời khả ái như thế, nhất là trong những bài tả sự thờ ơ, sự phản trắc trong tình bạn. Nhưng cái tính dễ dãi của Phan Khắc Khoan thực sự dễ sợ! Ai lại đi xe lửa hạng tư chật không một chỗ đứng, từ Huế ra Thanh, mà làm luôn một thôi năm bài thơ dài! Cho nên Phan Khắc Khoan, thường không hay đi sâu vaog hồn mình để tìm thấy những điều riêng biệt.

Đi lại, tập Xa xa vẫn là tập thơ trội hơn cả. Hình như một cuộc tình duyên không toại đã vì tác giả khơi nguồn thơ. Người ta lắm khi cần phải có một mối thất vọng lớn mới sáng mắt mà nhìn rõ mình và tạo vật. Có lẽ Phan Khắc Khoan đã nhờ thế mà cảm được cái phong vị đặc biệt của cảnh trời biển miền Nam. Cả tập Xa xa đượm một mối buồn vô hạn, một nỗi nhớ không nguôi. Tuy chỉ là nỗi buồn riêng, nhưng lời thơ nhân đó có cái buồn bát ngát, cái nhớ nhung khó hiểu của những nơi trời nước mênh mông. Người đọc thơ tưởng nghe điệu buồn dìu dìu muôn năm vẫn thì thầm trên bãi biển.

Những bức tranh nho nhỏ, xinh xinh, thu gọn trong bốn câu bảy chữ, đều buồn lây cái buồn kín đáo và man mác của thi nhân. Vì nói tình hay nói cảnh, người cũng chỉ nói lòng mình, nói cho một mình mình nghe. Hình ảnh người yêu luôn luôn theo dõi người trong lúc người muốn quên, muốn xa, đã đưa người về cuộc đời bên trong đầy ý nhị.

THÂM TÂM

Chính tên là Nguyễn Tuấn Trình. Sinh ngày 12 - 5- 1917 ở Hải Dương. Học ở Hải Dương.

Hiện viết giúp: Tiểu thuyết thứ bảy, truyền bá.

Bài thơ này trích dưới đây rút ra ở tập Thơ Thâm Tâm chưa xuất bản.

Thơ thất ngôn của người ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.

Tháng 11- 1941

Tống biệt hành

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thẳm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người, ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình, một dửng dưng...

- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,

Chí nhớn chưa về bàn tay không,

Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm, mẹ già cũng đừng mong.

* * *

Thâm Tâm Trang 82

Ta biết người buồn chiều hôm trước.

Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,

Một chị, hai chị cùng như sen

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

* * *

Ta biết người buồn sáng hôm nay;

Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,

Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

Chị thà coi như là hạt bụi

Em thà coi như hơi rượu say.

Một phần của tài liệu Thi nhân việt nam hoài thanh, hoài chân (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)