1. Mục đích: Nếu xả dầu trực tiếp từ bình tách dầu (có áp suất Pk) thì sẽ rất nguy hiểm nên tốt nhất ta dùng bình gom dầu. nguy hiểm nên tốt nhất ta dùng bình gom dầu.
2. Cấu tạo:
1: Đường dầu về từ các thiết bị
2: Đường cân bằng (nối với đầu hút của máy nén) 3: Áp kế và ống xiphong
4: Đường xả dầu ra ngoài (không cần kính quan sát)
Để xả dầu từ 1 thiết bị nào đó từ hệ thống lạnh về bình gom dầu thì chúng ta phải thao tác làm sao để áp suất trong bình gom dầu thấp hơn áp suất của thiết bị ta cần xả dầu. Điều này được thực hiện nhờ đường cân bằng 2.
Để xả dầu từ bình thông dầu ra ngoài thì ta phải duy trì áp suất trong bình gom dầu lớn hơn pkq một chút. Điều này nhờ đường cân bằng 2 hoặc đường xả dầu từ bình tách dầu (nếu áp suất trong bình là chân không).
Bình không cần kính thủy để quan sát mức dầu trong bình vì đây là bình trung chuyển.
Theo bảng 8-20 (TLHDTKHTL – Nguyễn Đức Lợi) ta chọn bình gom dầu kiểu 300CM có các thông số sau:
D*S=325*9 mm B=756mm H=1270mm V=0,07m3
Khối lượng: 92kg
IX. Thiết bị tách khí không ngưng.
1. Mục đích:
Tách khí không ngưng ra khỏi thiết bị ngưng tụ để tăng diện tích TĐN.
2. Cấu tạo:
Thiết bị tách khí không ngưng có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là kiểu ống lồng ống.
1: Đường ra của hơi hạ áp.
2: Đường vào của hỗn hợp khí không ngưng và hơi cao áp. 3+4: Các đường tiết lưu
5: Đường xã khí không ngưng
63:. Nguyên lý làm việc.
Hỗn hợp khí không ngưng và hơi cao áp được đi vào không gian giữa 2 ống nhận lạnh của lỏng cao áp tiết lưu qua đường 4: Hơi cao áp được ngưng lại thành lỏng chảy xuống dưới qua van tiết lưu 3 vào lại ống trong. Khí không ngưng tụ lại phía trên, qua đường 5 xã ra ngoài.