THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT: I THIẾT BỊ NGƯNG TỤ:

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế các hệ thống khí lạnh, tính toán cấu trúc và cách nhiệt phòng lạnh, tính toán cấu trúc xác định các chu trình lạnh, tính toán và chọn máy nén và các thiết bị phụ (Trang 36)

III. 2.7 Phụ tải yêu cầu của máy nén:

A/THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT: I THIẾT BỊ NGƯNG TỤ:

I. THIẾT BỊ NGƯNG TỤ:

1. Mục đích:

Dùng truyền nhiệt lượng của tác nhân có nhiệt độ cao cho môi trường của chất giải nhiệt. Hơi môi chất đi vào thiết bị ngưng tụ thường là hơi quá nhiệt nên trước tiên nó phải được làm lạnh đến nhiệt độ bão hòa rồi đến quá trình ngưng ụ sau cùng là bị quá lạnh vài độ trước khi ra khỏi thiết bi ngưng tụ.

2. Cấu tạo:

Ta chọn thiết bị ngưng tụ kiểu ống chùm nằm ngang vì nó có các ưu điểm sau:

+ Phụ tải lớn nên ít tiêu hao kim loại, thiết bị trao đổi nhiệt gọn, nhẹ, kết cấu chắc chắn.

+ Dễ vệ sinh về phía nước làm mát.

+ Làm mát bằng nước, ít phụ thuộc vào thời tiết nên máy hoạt động ổn định hơn.

1- Áp kế và ống xiphong (ống xiphong có chức năng giữ môi chất ngưng tụ thành nước nhằm bảo vệ đồng hồ, tránh kim không bị rung).

2 – Van an toàn: Bảo vệ áp suất bình không vượt quá giá trị cho phép. Trước áp kế và van an toàn phải có van chặn để sửa chữa, thay thế hoặc khi van an toàn hoạt động .

3- Đường vào của hơi cao áp.

4- Đường cân bằng với bình chứa cao áp: Để lỏng từ bình ngưng xuống bình chứa dễ dàng.

5- Đường dự trữ, có khi làm đường xả khí bị ngưng. 6+8 – Đường xả khí và xả bẩn về phía nước làm mát.

7- Nắp bình phẳng: vì nước không gây nguy hiểm; trong nắp có các vách phân chia để tạo lối đi cho dòng nước.

9- Đường xả dầu 10- Rốn dầu

11- Đường ra của lỏng cao áp

13+14 – Đường vào và ra của nước làm mát: nước phải đi từ dưới lên trên để đảm bảo bề mặt trao đổi nhiệt.

Hinh vẽ

Một phần của tài liệu Đồ án Thiết kế các hệ thống khí lạnh, tính toán cấu trúc và cách nhiệt phòng lạnh, tính toán cấu trúc xác định các chu trình lạnh, tính toán và chọn máy nén và các thiết bị phụ (Trang 36)