Sau khi tiến hành thử hoạt tính androgen của các loại cao chiết bằng các dung môi khác nhau, kết quả thu được cho thấy rằng: với 4 mức liều nghiên cứu (12,72g/kg; 25,44g/kg; 38,76g/kg; 50,88g/kg) trên 3 loại cao (cao nước, cao cồn 40% và cao cồn 70%) thì:
- Cao nước không làm tăng trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ.
- Cao cồn 40% thể hiện tác dụng ở liều 25,44g/kg cân nặng.
- Cao cồn 70% thể hiện tác dụng ở liều 12,2g/kg cân nặng.
- Hiệu suất của 3 loại cao khi chiết bằng 3 dung môi khác nhau (nước, cồn 40% và cồn 70%) thì kết quả thu được ở bảng 2:
Bảng 3.2: Bảng so sánh số liệu hiệu suất và liều có tác dụng của các loại cao. Loại cao Liều có tác dụng
(g/kg) Hiệu suất (%) Nước - 33,7% Cồn 40% 25,44 25,9% Cồn 70% 12,72 18,34% Từ kết quả bảng 2 ta thấy:
Với 4 mức liều cùng nghiên cứu trên 3 loại cao, thì cao nước không thể hiện hoạt tính androgen ở các mức liều nghiên cứu. Trong khi đó, cao cồn
40% có tác dụng ở liều 25,44g/kg, cao cồn 70% có tác dụng ở liều 12,72g/kg cân nặng. Điều đặt ra ở đây là tại sao với cùng các mức liều nghiên cứu mà cao nước không thể hiện hoạt tính androgen? Phải chăng mức liều nghiên cứu ở cao nước chưa phù hợp để cao thể hiện hoạt tính androgen? Như vậy, đối với cao nước chúng ta cần tăng liều lên, hay giảm liều xuống để có tác dụng?
Thật vậy, từ kết quả ở hình 2 cho thấy, trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ không tăng đáng kể so với lô chứng dù mức liều có tăng gấp 2 lần so với mức lâm sàng (25,44g/kg). Như vậy chúng ta có thể đặt ra giả thuyết là cần phải tăng liều nghiên cứu của cao nước lên để có thể đạt được tác dụng trên hoạt tính androgen. Bên cạnh đó, hiệu suất chiết cao nước lớn nhất (33,7%) nhưng không thể hiện tác dụng. Phải chăng trong thành phần cao nước thu được ngoài thành phần có hoạt tính androgen còn có thể có tạp hoặc những thành phần kháng androgen tan trong nước. Tuy hiệu suất thu được là lớn nhất, nhưng lại không thể hiện tác dụng. Vấn đề đặt ra, các thành phần thể hiện hoạt tính androgen chủ yếu tan trong cồn.
Đối với cao cồn 70% liều thể hiện tác dụng tốt nhất là mức liều 12.76gdl/kg chuột, với cao cồn 40% liều thể hiện tác dụng tốt nhất là mức liều 25.44gdl/kg chuột. Với cả 2 loại cao này, khi chúng tôi tiếp tục tăng liều lên thì không những trọng lượng các cơ quan này không tăng mà còn giảm một cách có ý nghĩa thống kê (túi tinh của cả cao cồn 40% liều 50,88g/kg và cao cồn 70% liều 38,16g/kg đều giảm). Điều đặt ra ở đây, đối với cả 2 loại cao chỉ thể hiện tác dụng đến một mức liều nào đó, nếu tiếp tục tăng liều thì sẽ có tác dụng ngược lại. Và ở đây, liều có tác dụng của cao cồn 70% là 12.76gdl/kg chuột và cao cồn 40% là 25.44gdl/kg chuột. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này do tác động feedback âm tính của trục dưới đồi – tuyến yên nếu nồng độ của TES trong máu quá cao. Vì vậy mà khi tiếp tục tăng liều cao thuốc lên, làm cho nồng độ TES trong máu tăng thì ngay lập tức nó sẽ ức
chế vùng dưới đồi, tuyến yên làm giảm bài tiết các GnRH, LH và FSH, những hormon cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan sinh dục.
KẾT LUẬN
- Với cả 4 mức liều nghiên cứu, cao nước không làm tăng khối lượng các cơ quan sinh dục phụ.
- Cao cồn 40%, với liều 25,44g/kg chuột làm tăng khối lượng cơ nâng hậu môn và túi tinh so với lô chứng. Với liều 50,88g/kg chuột, cao cồn 40% không làm tăng khối lượng các cơ quan, ngược lại còn làm giảm khối lượng túi tinh một cách có ý nghĩa so với lô chứng.
- Cao cồn 70%, với liều 12,72g/kg chuột làm tăng khối lượng cơ nâng hậu môn và tuyến cowper so với lô chứng. Với liều 38,16g/kg và liều 50,88g/kg không làm tăng khối lượng các cơ quan sinh dục phụ, ngược lại còn làm giảm khối lượng túi tinh một cách có ý nghĩa so với lô chứng.
- Cao cồn 40% với liều 25,44g/kg làm tăng nồng độ testosteron máu so với lô chứng. Còn cao cồn 70% với liều 12,72g/kg, nồng độ testosteron có tăng so với lô chứng nhưng chưa thay đổi đến mức có ý nghĩa thống kê.
ĐỀ XUẤT
- Tiếp tục đánh giá tác dụng của bài thuốc trên các mô hình nghiên cứu khác như test hành vi tình dục, đo ICP…
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của cao cồn 40% và cao cồn 70% làm cơ sở bào chế viên nang cứng Testin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1 Trần Quán Anh (2009), “Mãn dục nam giới”, Bệnh học giới tính nam, NXB Y học, 232-252.
2 Trần Quốc Bảo, Trần Quốc Bình(2011),Thuốc y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng, NXB y học,Hà Nội, 194 – 195, 212 – 213, 219, 226 – 228, 234 – 235, 257.
3 Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Dược học cổ truyền, NXB y học, Hà Nội, 204 – 205, 227 – 228, 236 – 237, 249, 277, 313 - 314.
4 Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2009), Bài giảng dược liệu tập II, trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
5 Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội (2009), Bài giảng dược liệu tập II, trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
6 Bộ môn dược lực, trường đại học Dược Hà Nội, giải phẫu sinh lý người, 271-272.
7 Bộ môn dược lý, trường đại học Dược Hà Nội (2004), Dược lý học tập 2, NXB Y học Hà Nội.
8 Bộ môn hóa sinh, Trường đại học Dược Hà Nội (2004), hóa sinh học, tập 1, NXB Y học Hà Nội.
9 Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Y học cổ t ruyền, NXB Y học, Hà Nội, 182, 249, 256, 259.
10 Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, Hà Nội, 426, 767, 782, 932 – 933.
11 Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh (1999), Từ điển Bách khoa Dược học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 52 – 53, 55 – 56, 111 – 112, 300 – 301, 709.
12 Hosrem (2006), Lý thuyết nam khoa cơ bản (Hội nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM), NXB Y học.
13 Dương Thị Ly Hương, Trịnh Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hải Hà (2009), Bước đầu đánh giá hoạt tính androgen của rễ bá bệnh (Eurycoma longifolia J) trên chuột thực nghiệm, Tạp chí dược học.
14 Nguyễn Mạnh Linh, Thu Hằng, Minh Lộc (2002), Phòng chữa bệnh nam khoa, NXB Y học, Hà Nội.
15 Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 55 - 56, 82, 303 – 304, 412 – 413, 506 – 507, 573 – 574, 850 – 851, 887 – 889.
16 Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 101 – 106, 116 – 118, 362 – 366, 530 – 531, 834 - 837, 842 – 844, 946 – 949, 1092 – 1095.
Tiếng anh
17 Agmo A. (1997), “Protocol male rat sexual behavior” , Brain Reseach Protocl, 1, 203-209.
18 Aminorroaya A., Kelleher S., Conway Aj. (2005), “Adequacy of androgennreplacement influences bone density response to testosterone in androgen-deficient men”, Eur J Endocinol Metab, 89 503-510.
19 Balthazart J. (2010), “Minireview: hormons and human sexual orientation”, Endocrinology, 186, 411-427.
20 Benito M., Vasilic B., Wehrli Fw. (2005), “Effect of testosteron replacement on trabecular architecture in hypogonadal men”, J Bone Miner Res, 20, 1785-1791.
21 Chang C. (2002). Androgens and androgen receptor: mechanisms, functions, and clinical applications, Kluwer Academic publication. 22 Feldman H. A., Longcope C., Derby C.A (2002), “Age trends in the
level of serum testosteron and other hormons in middle – aged men: longitudinal results from the Massachusetts male aging study”, J Clin Endocrinol Metab, 87, 589-598.
23 Skarda J. (2003), “Bioassay of Steroid hormon agonist and antagonist activities of anti-androgens on mammary gland, seminal vesicles and spleen of male mice”, J. Vet. Med. A., 50, 204-212.
24 World Health Organization (2002), WHO Monographs On Selected Medicinal Plants Geneva, Volume 2, page 25 – 32
25 Bhasin S., Cunningham G. R, Hayes F. J (2006), “Testosterone therapy in adult men with androgen deficiency syndromes: an endocrine society clinical pratice guideline”, J Clin Endocrinol Metab, 91, 1995-2010.