Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế quốc tế 1 (Trang 52)

Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.

IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang

phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.

Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải.

Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật.

Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển.

Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện này của IBRD và IDA.

IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.

MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.

4. IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

IMF mô tả chính bản thân nó như "Một tổ chức của 184 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác.

Tòa nhà trụ sở chính của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Washington, D.C.Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.

Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng

mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.

Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.

Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999).

Các mục tiêu của IMF:

-Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.

-Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.

-Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh. Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.

-Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.

-Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

WTO ra đời ngày 1/1/1995. Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), thành lập 1947. Trong gần 50 năm hoạt động, GATT là công cụ chính của các nước công nghiệp phát triển nhằm điều tiết thương mại hàng hóa của thế giới…

WTO là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm (1987 – 1994), để tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới cho phù hợp với nhứng thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO giúp tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp.

Với 150 thành viên WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các quy tắc, luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Khối lượng giao dịch giữa các thành viên WTO hiện chiếm trên 98% giao dịch thương mại quốc tế.

Chức năng chính của WTO: Là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo

hướng tự do hoá thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; Đưa ra các nguyên tắc và cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và ký kết với mục đích đảm bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO; Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên; Giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phạm vi điều tiết: Hạt nhân của WTO là các hiệp định thương mại hoặc “liên

quan tới thương mại" được các thành viên WTO thương lượng và ký kết. Các hiệp định này là cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định về các lĩnh vực nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt và may mặc, hàng rào kỹ thuật trong thưong mại, đầu tư, chống bán phá giá, xác định trị giá tính thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quy tắc và thủ

tục giải quyết tranh chấp... Đây là những hiệp định mang tính ràng buộc, các chính phủ phải duy trì chính sách thương mại trong những giới hạn đã thỏa thuận.

Các nguyên tắc chính của WTO:

- Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các thành viên WTO; không được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước ngoài - tất cả phải được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia - NT);

- Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan);

- Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào cản phi quan thuế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách độc đoán; ngày càng có nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO);

- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính "không công bằng" như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần);

- Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: Các nước đang phát triển chiếm ¾ thành viên của WTO. WTO có các qui định dành cho các nước này nhiều thời gian hơn, điều kiện linh hoạt hơn và một số ưu đãi đặc biệt hơn để điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hoá của mình. Tuy nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc nhiên, mà có được là trên cơ sở đàm phán với các thành viên WTO.

Câu 19 (KTQT): Tính tất yếu của việc Việt Nam tham gia vào các liên kết và chủ động hội nhập ktqt (chủ yếu ASEAN, APEC, WB, IMF, WTO)

Trả lời

- Hiện này xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan.

- Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó nhu cầu về vốn và khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến là nhu cầu hàng đầu và cấp thiết.

- Trên thế giới đang hình thành các khu vực và các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị với các lợi ích đặc thù.

- Xu hướng bảo hộ mậu dịch với các hình thức thuế quan và phi thuế quan ngày càng tinh vi, phức tạp.

- Việt Nam cần tranh thủ, tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong quá trình Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế.

Câu 20 (KTQT): Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trả lời:

Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, nước ta đứng trước những cơ hội lớn như sau:

Một là: Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) một cách vô điều

kiện của 149 nước thành viên còn lại của WTO, thuế quan sẽ rất thấp cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy sự thâm nhập thị trường thế giới của hàng xuất khẩu Việt Nam. Hiện tại thương mại giữa các nước thành viên chiếm 90% thương mại toàn thế giới.

Hai là: Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong việc giải quyết các tranh chấp thương

mại với các cường quốc thương mại chính, cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả hơn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

Ba là: Việc bãi bỏ hiệp định đa sợi (MFA) sẽ tạo điều kiện cho hàng dệt may xuất

khẩu của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Đồng thời các hạn chế về số lượng đối với gạo và các nông sản khác sẽ phải chuyển thành thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Hiệp định về nông nghiệp của WTO. Việt Nam sẽ có lợi nhiều khi thị trường gạo mở cửa, nhất là thị trường Nhật và Hàn Quốc.

Bốn là: Việt Nam sẽ được một số ưu đãi đặc biệt nhờ những nguyên tắc ưu đãi

của WTO đối với các thành viên là nước đang phát triển có thu nhập thấp. Theo WTO, những nước thành viên có thu nhập thấp dưới 1000 USD/người vẫn thực hiện trợ cấp xuất khẩu. Nhưng nếu đối với hàng hoá cạnh tranh, cơ chế này chỉ được thực hiện trong 8 năm.

Năm là: Việt Nam sẽ có lợi ích gián tiếp nhờ phải thực hiện các yêu cầu của

WTO về cải cách hệ thống ngoại thương, sự minh bạch của chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế.

Sáu là: Việt Nam sẽ được lợi nhờ quy định của WTO về việc xuất khẩu các hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc thuế thấp (Hiệp định Uruguay), mà Việt Nam là một nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế. Đồng thời các quốc gia đang phát triển đã tham gia hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ, hệ thống ưu đãi của khu vực EU sẽ không nhận được ưu đãi về thuế MFN của Vòng Uruguay. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ được lợi nhờ sự loại bỏ những ưu đãi trên.

Bên cạnh đó Việt Nam đồng thời phải đối mặt với những thách thức sau:

Thứ nhất, việc giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản và công nghiệp nhập

khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá của các nước thành viên WTO thâm nhập thị trường Việt Nam, dẫn đến cạnh tranh sẽ gay gắt hơn trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm của các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta.

Thứ hai, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm,

vận tải, thông tin, tư vấn,…cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Khiến cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các nhà kinh doanh trong nước với các nhà kinh

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế quốc tế 1 (Trang 52)