Các nghiệp vụ cơ bản trên TTNH

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế quốc tế 1 (Trang 37)

- Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay

Là việc mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau 2 ngày làm việc kể từ khi thoả thuận hợp đồng mua bán.

Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay trên cơ sở tỷ giá giao ngay - Nghiệp vụ chuyển hối

Là nghiệp vụ dựa trên sự chênh lệch tỷ giá giữa các TTNH để thu lợi nhuận thông qua hoạt động và mua bán.

Có 2 loại nghiệp vụ chuyển hối:

+ Nghiệp vụ chuyển hối giản đơn: Là nghiệp vụ chuyển hối mà quá trình mua bán ngoại tệ được thực hiện qua 2 thị trường.

+ Nghiệp vụ chuyển hối phức tạp: Là nghiệp vụ chuyển hối mà quá trình mua bán ngoại tệ được tiến hành từ 3 thị trường trở lên.

- Nghiệp vụ giao dịch hối đoái có kỳ hạn: Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo một tỷ giá thoả thuận lúc ký kết hợp đồng

- Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP): Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp gữa hai nghiệp vụ ngoại hối giao ngay va nghiệp vị có kỳ hạn để liếm lời

- Nghiệp vụ ngoại hối tương lai

Câu 15: Thị trường ngoại hối VN 1. Vai trò của NHTƯ

NHTƯ là người đóng vai trò tổ chức, kiểm soát điều hành và ổn định sự hoạt động của TTNH nhằm ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái.

NHTƯ tham gia trên thị trường hối đoái nhằm một mặt phục vụ khách hàng của mình (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế). Cũng như NHTM, phần lớn các NHTƯ luôn duy trì số dư có trên tài khoản đối với từng aọi ngoại tệ. Để thu gom ngoại tệ vào NHTƯ và thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối khác (truy đòi hối phiếu nước ngoài, các séc nước ngoài…) NHTƯ cũng phải mua bán ngoại tệ. NHTƯ phục vụ nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động thanh toán của Chinh phủ, các tổ chức phi Chính phủ, nhưng không tham dự vào công việc kinh doanh ngoại hối của các daonh nghiệp.

Mặt khác NHTƯ nhằm phục vụ quỹ bình ổn hối đoái, theo dõi tỷ giá và trong trường hợp cần thiết sẽ can thiệp để hạn chế những biến động tỷ giá có thể xảy ra giữa ngoại tệ và nội tệ.

Câu 16 (KTQT): Cán cân thanh toán quốc tế: Khái niệm , các bộ phận cấu thành và mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên và thu nhập quốc dân. Các biện pháp giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán.

Trả lời:

Khái niệm:

CCTTQT là một bản ghi chép có hệ thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa các chủ thể của một quốc gia với các chủ thế của phần còn lại của thế giới trong một giai đoạn nhất định thường là một năm.

Các bộ phận cấu thành:

Khoản mục thường xuyên (Tài khoản vãng lai) Khoản mục vốn

Khoản mục dự trữ chính thức Khoản mục sai sót thống kê

Mối quan hệ

Cán cân thường xuyên là một bộ phận của thu nhập quốc dân. GDP = C + G + I + EX

Khi cán cân thường xuyên thặng dư tức là EX > 0 → GDP tăng. Ngược lại khi cán cân thường xuyên thâm hụt tức là EX < 0 → GDP giảm

Như vậy, cán cân thường xuyên có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập quốc dân và là bộ phận quan trọng.

Các biện pháp giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân Vay nợ nước ngoài

Ưu điểm của biện pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, có thể giải quyết tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, biện pháp này có hạn chế là việc vay nợ nước ngoài không phải thuận lợi trong mọi trường hợp do các điều kiện mà các nước chủ nợ đặt ra đối với các nước đi vay, bên cạnh đó lượng vốn được vay không được nhiều. Nếu không có chiến lược vay và trả nợ rõ ràng sẽ tạo ra gánh nặng cho các thế hệ sau.

Biện pháp này cũng đơn giản và có thế cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán trong ngắn hạn, và có thế thực hiện biện pháp này một cách chủ động. Việc giảm dự trữ ngoại tệ có thể bù đắp một phần hoặc toàn bộ mức thâm hụt CCTT. Biện pháp này chỉ thích hợp với các nước có dự trữ ngoại tệ lớn.

Phá giá đồng tiền trong nước.

Đây là biện pháp thực hiện thông qua việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái, tiến hành giảm giá đồng tiền trong nước để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu và hạn chề nhập khẩu. Đồng thời, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước.

Tuy nhiên biện pháp này không phải lúc nào cũng đạt được như mong muốn nếu như cầu về hàng XK và hàng NK không co giãn theo giá. Biện pháp này còn dẫn đến tình trạng làm tăng các khoản nợ nước ngoài và gây ảnh hưởng đến quan hệ với các nước, ngoài ra việc phá giá sẽ làm tăng lạm phát trong nước do tăng giá hàng NK đồng thời lợi thế thúc đẩy XK hàng hoá sẽ bị giảm do giá NVL NK tăng.

Kiểm soát NK:

Đây là bpháp nhằm hạn chế lượng hàng NK thông qua sử dụng hàng rào thuế quan, hạn ngạcg, giấy phép NK hoặc các bpháp hành chính. Bpháp này góp phần làm tăng mức độ bảo hộ đvới các nhà sx trong nước, khuyến khích tăng sản lượng và thúc đẩy XK và tăng tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên bpháp này làm giảm mức độ hội nhập của nền ktế đi ngược lại với xhướng tự do hoá TM gây ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của các nhà sx và làm giảm khả năng cạnh trành của hàng hoá.

Các biện pháp trên đây có thể thực hiện một cách đồng thời hoặc độc lập khi giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán. Khi áp dụng cần phải cân nhắc thận trọng tác động tích cực, tiêu cực và đk cụ thể của từng nước, đồng thời cần tính đến các mối quan hệ song phương và đa phương khi áp dụng các bpháp này.

Câu 17: Liên kết kinh tế quốc tế: Khái niệm, đặc trưng, vai trò và tác động 1. Khái niệm:

Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định.

Một phần của tài liệu Đề cương kinh tế quốc tế 1 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w