Hạch toán chi phí sản xuất chun g.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH (Trang 33 - 41)

Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí cần thiết khác phát sinh trong phạm vi phân xưởng để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm . Chi phí sản xuất chung của công ty không được tập hợp riêng cho từng phân xưởng mà được theo dõi chung của tất cả các phân xưởng , chúng gồm :

Chi phí nhân viên phân xưởng : 6271

Chi phí vật liệu : 6272 Chi phí dụng cụ sản xuất : 6273 Chi phí khấu hao tài sản cố định : 6274 Chi phí bằng tiền khác : 6278

Các chi phí này được kế toán tập hợp vào TK 627 – chi phí sản xuất chung và đến cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng

Chi phí nhân viên phân xưởng là các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng bao gồm bao gồm : chi phí tiền lương , các khoản phụ cấp , bảo hiểm xã hội …phải trả hoặc phải trích cho nhân viên phân xưởng gồm quản đốc , phó giám đốc , nhân viên thống kê , thủ kho của phân xưởng , nhân viên tiếp liệu , vận chuyển nội bộ … ở công ty giầy Thượng Đình chế độ trả lương theo thời gian được áp dụng đối với các cán bộ công nhân viên thuộc nhóm này và cán bộ ở các phòng ban.

Chế độ trả lương theo thời gian ở công ty là thời gian đơn giản có kết hợp thưởng .

Tiền lương thời gian nhận được do xuất lương cấp bậc , thời gian làm việc thực tế , mức hoàn thành trách nhiệm , thưởng xét bình bầu lao động suât sắc .

Công ty áp dụng hình thức lương ngày cho công nhân viên làm theo thời gian . Để tính lương thời gian cho công nhân viên phân xưởng phải xác định xuất lương ngày và số ngày làm việc thực tế của nhân viên đó .

Suất lương ngày được tính ra từ các thang lương theo quy định một tháng làm việc 26 ngày công , do đó tiền lương ngày công được tính theo công thức sau :

L cb Lngày =

26

Lngày : Xuất lương ngày của nhân viên phân xưởng Lcb : Lương cấp bậc

Trưởng hoặc phó phòng ban và nhân viên phân xưởng là những người theo dõi chấm công cho lao động thuộc bộ phận mình . Trên cơ sở chấm công theo dõi của các phòng ban phân xưởng bộ phận tổ chức lao động tính ra tiền lương chính được nhận của từng người theo công thức sau:

L = Ngày công x Xuất lương ngày Ngày công là số công được chấm của từng người .

Xuất lương ngày được tính theo từng cấp bậc chức vụ.

Kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương để tổng hợp tiền lương phải trả và tính các khoản phải trả trích theo lương của nhân viên phân xưởng và lao động quản lý khác . Số liệu này cũng được thể hiện trên bảng phân bổ số 1.

• Hạch toán chi phí vật liệu , dụng cụ sản xuất .

Chi phí vật tư , dụng cụ sản xuất là những chi phí dùng trong các phân xưởng để bảo dưỡng , sửa chữa máy móc thiết bị như dầu mỡ , than… Các chi phí phục vụ sản xuất ở phân xưởng như kéo , khuôn , dưỡng mẫu … Các chi phí cho quản lý phân xưởng như giấy, bút … Chi phí về quần áo , đồ dùng bảo hộ lao động.

Căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất chung để tính số tiền chi phí về vật liệu , công cụ dụng cụ theo phương pháp tính đã quy định , kế toán phản ánh vào sổ đối chiếu luân chuyển , sổ tổng hợp vật liệu , bảng phân bổ số 2.

Đây là khoản chi cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất chung .

• Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định .

Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí khấu hao máy móc thiết bị ,nhà xưởng, nhà kho và phương tiện vận tải .

Về nguyên tắc , mỗi máy móc nên có một phương pháp khấu hao riêng nhưng do đặc điểm máy móc tổ chức sản xuất kinh doanh nên kế toán công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian và đồng thời việc tính khấu hao được áp dụng theo quyết định 1062 của Bộ tài chính tức căn cứ vào QD 1062 để tính tỷ lệ khấu hao cụ thể đối với từng loại tài sản cố định .

Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm định mức Mức khấu hao TSCĐ một năm Mức khấu hao = ---

TSCĐ một tháng 12 tháng

Kế toán tài sản cố định theo dõi chi tiết từng loại tài sản cố định về số lượng , nguyên giá , số khấu hao , giá trị còn lại , để quản lý tình hình sản xuất sử dụng . Việc theo dõi tổng hợp ở bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định ( Biểu số 8) .

Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác .

Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài , chi phí về điện nứơc , hàn hơi …

Chi phí bằng tiền khác ở công ty không nhiều , gồm những chi phí như chi phí về bồi dưỡng độc hại cho công nhân , hội nghị phân xưởng , xà phòng .

Căn cứ vào các loại hóa đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung và các chứng từ khác về chi phí sản xuất chung khác như phiếu chi tiền mặt , giấy báo nợ của ngân hàng , giấy thanh toán tạm ứng … kế toán phản ánh các khoản chi phí này vào các nhật ký chứng từ số 1 ,2 …

Cuối tháng kế toán dựa vào số liệu tính toán , phân bổ ở các sổ bảng trên để vào sổ tổng hợp TK 627 . Số liệu tập hợp TK 627 tháng 12 năm 2004 từ sổ tổng hợp TK 627 được máy tính in ra theo kiểu tài khoản chữ T như sau :

Tổng hợp tài khoản 627 tháng 12 năm 2004: Nợ TK 627 Có 1111 14.549.187 2.239.600 1111 1121 619.090 2.176.630 1524 1388 2.000.000 2.116 948 1524 1521 9.978.474 1.192.208.037 154 5.404.183 25.750.000 24.422.941 578.543.958 142.362.000 232.483.000 129.389.600 9.404.738 Cộng phát sinh : 1.198.741.215 1.198.741.215

Việc ghi chép trên tài khoản này thực hiện theo kiểu đối ứng giữa TK 627 và các tài khoản có liên quan . Số chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm bằng tổng

số chi phí sản xuất chung tập hợp được trừ đi số giảm chi , số giảm chi tháng 12 năm 2004 gồm vật tư xuất dùng không hết nhập kho và tiền bán phế liệu .

Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm (đơn đặt hàng) trong phân xưởng được sản xuất trong tháng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng sản phẩm ( đơn đặt hàng ) theo tiêu thức phù hợp . Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của công ty của công ty hiện nay là số lượng sản phẩm của các đơn đặt hàng được sản xuất trong tháng . Trong đó , vì giá bán của sản phẩm giầy ( đơn đặt hàng) xuất khẩu thường đắt gấp đôi giá bán của sản phẩm ( đơn đặt hàng) nội địa nên công ty phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm ( đơn đặt hàng ) nội địa bằng một nửa số chi phí sản xuất chung phân bổ cho hàng xuất khẩu .

VD : Tổng chi phí sản xuất chung được tính vào giá thành sản phẩm tháng 12 năm 2004 là 1.192.208.037 đồng .

Sản lượng sản phẩm trong tháng : 414 210 đôi Trong đó : Sản phẩm nội địa : 233.738 đôi Sản phẩm xuất khẩu : 108.472 đôi

Sản lượng sản phẩm của đơn đặt hàng Thượng Đình . TĐ 01 ( giầy nội địa ) 9032 đôi .

Sản lượng sản phẩm của đơn đặt hàng Golden Steps VC 8005 ( giầy xuất khẩu ) 1020 đôi .

Trước tiên , kế toán xác định số chi phí sản xuất chung phân bổ cho một đôi giầy

Tổng CPSXC được tính vào giá thành SP trong tháng CPSXC phân bổ cho =

1 đôi giầy xuất khẩu sản lượng giầy nội địa + sản lượng giầy

trong tháng xuất khẩu 2

CPSXC phân bổ cho CPSXC phân bổ cho một đôi giầy xuất khẩu trong tháng

1 đôi giầy nội địa =

trong tháng 2

Sau đó tính được chi phí sản xuất chung của từng đơn đặt hàng . CPSXC phân bổ cho 1.192.208.038

1 đôi giầy xuất khẩu = =4.009,56 đồng/đôi

tháng 12 năm 2004 233.738 + 180.472

2

CPSXC phân bổ cho 4.009,56

1 đôi giầy nội địa = = 2.004,78 đồng / đôi 2 CPSXC của đơn đặt hàng Golden Steps VC 8005 = 1020 x 4.009,56 = 4.089.751 đồng CPSXC của đơn đặt hàng Thượng Đình TĐ 01 = 9030 x 2.004,78 = 18.103.163 đồng

Các đơn đặt hàng khác được tính tương tự và số liệu được ghi vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng ( biểu số 9) theo dòng và cột tương ứng .

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w