Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thị trường thế giới 1 Tổng quan về rau quả Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 47)

1. Tổng quan về rau quả Việt Nam

1.1. Xu hướng phát triển sản xuất rau quả

Dự báo xuất khẩu rau hoa quả trong năm 2011 sẽ tăng mạnh do nhu cầu tăng cao. Các mặt hàng như trái cây tươi, trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, rau đóng hộp như dưa chuột, ớt, cà chua, cà tím…sẽ là những mặt hàng tạo nên sự “bứt phá” trong kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả.

Nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới được dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2015. Các quốc gia phát triển vẫn là các nước nhập khẩu nhiều rau quả trong đó EU là thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu.

Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng 8%. Ước tính nhập khẩu toàn cầu đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu bởi các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới với Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển lớn nhất châu Âu.

Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn. Đối với các loại quả có múi, tốc độ tăng sản lượng sẽ không cao do khâu chế biến không thuận lợi. Sao Paolo của Brazil và Florida của Mỹ là những khu vực cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới

2. Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam trong những năm gần đây2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây 2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2010 như giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tình hình mưa bão, sâu bệnh gia tăng nhưng xuất khẩu rau hoa quả vẫn đạt được kết quả khả quan. Kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả năm 2010 ước đạt 471,5 triệu USD, tăng 7,4% so với năm 2009.

Các mặt hàng trái cây tươi và trái cây chế biến tiếp tục chiếm kim ngạch cao nhất trong những chủng loại rau hoa quả (chiếm 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong năm 2010). Trong đó, xuất khẩu trái Thanh long đạt kim ngạch cao nhất trong năm 2010 với 58 triệu USD, tăng 70,9% so với cùng kỳ 2009.

Trong năm 2010, các nhà vườn trồng thanh long đón nhận nhiều tin vui. Nhiều nhà vườn được cấp chứng chỉ chất lượng Global Gap, EU Gap; Hợp đồng xuất khẩu thanh long liên tục tăng, nhiều lúc không đủ hàng để bán. Các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm thanh long tại nhiều thị trường như Ý, Hàn Quốc…được xúc tiến. Trong đầu năm 2011, sản phẩm thanh long có thể được xuất khẩu sang Hàn Quốc và Chi Lê, tiếp sau đó là các loại rau quả khác của Việt Nam như vú sữa, bưởi, tỏi…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau qua sang thị trường Mỹ tháng 9/2010 đạt 18,3 triệu USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ 2009. Ước tính trong tháng 10/2010, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,7 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ lên 21 triệu USD.

Cùng với xu hướng tăng xuất khẩu rau quả nói chung vào tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng trong những năm qua, đưa thị trường Mỹ trở

thành thị trường rau quả lớn thứ 5 của Việt Nam sau các thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan và Nga.

Xuất khẩu rau các loại mặc dù không đạt được mức tăng trưởng cao như xuất khẩu trái cây nhưng cũng đạt hơn 94 triệu USD (chiếm 25,2% tổng kim ngạch), tăng 4,9% so với cùng kỳ 2009.

Các sản phẩm Hoa, hạt, lá, củ các loại chiếm 38,1% tổng kim ngạch. Đáng chú ý trong năm 2010, xuất khẩu Hoa các loại đạt mức tăng trưởng rất mạnh. Trong 11 tháng năm 2010, xuất khẩu hoa các loại đạt 15,3 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ 2009. Nhu cầu nhập khẩu hoa tươi và khô tại Nhật Bản, Hàn Quốc… hiện còn rất lớn và là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoa của Việt Nam trong năm 2011.

Những điểm đáng chú ý đối với ngành rau quả xuất khẩu năm 2010

Đầu năm 2010, Trung Quốc công bố danh sách các loại trái cây được chính thức nhập khẩu vào nước này. Theo đó, Việt Nam có 7 loại trái cây là Xoài, Nhãn, Chuối, Vải, Dưa hấu, Chôm chôm, Mít, Thanh long. Những yêu cầu đối với trái cây của Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm: đăng kí nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác; phải có kiểm dịch của cơ quan chức năng theo yêu cầu của Trung Quốc; phải đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm như lượng SO2, kim loại nặng, nấm mốc, vi sinh gây hại...

Trung tuần tháng 7/2010, các thành viên hạ viện châu Âu (MEPs) đã thống nhất đưa ra luật về ghi nhãn xuất xứ thực phẩm. Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ các quy tắc được đưa ra; theo đó, tất cả thịt, gia cầm, sản phẩm từ sữa, trái cây tươi và rau đều phải được dán nhãn nước xuất xứ rõ ràng. MEPs cũng chấp thuận đề nghị ghi nhãn nước xuất xứ trên thịt gia súc, gia cầm và cá khi được sử dụng như là một thành phần trong thực phẩm chế biến.

Thời gian qua, các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam đã chịu đầu tư mở rộng tìm kiếm nghiên cứu thị trường xuất khẩu nên đến nay sản phẩm rau quả Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ, Hà Lan, CHLB Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Pháp, Anh, Ukraina, Úc, Canada, Hàn quốc, Singapore, Thái Lan…

Thị trường lớn nhưng sản lượng nhỏ. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), Việt Nam là quốc gia sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn đứng thứ 5 ở châu Á nhưng chủ yếu tiêu thụ trong thị trường nội địa (85%) còn phục vụ xuất khẩu rất ít. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 6 năm (2004-2009) đạt 1,82 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm, riêng năm 2009 vừa qua là 439 triệu USD và 3 tháng đầu năm 2010 có phần tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng ông Lê Văn Ánh – Phó Chủ tịch Vinafuit cho rằng con số trên vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Hiện nay các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, mới lạ hơn với nhiều sản phẩm như: gấc đông lạnh, puree vải, hỗn hợp quả trong nước chanh dây, puree từ trái thanh long, lô hội đóng hộp và quả hỗn hợp đông lạnh nhiều màu: xanh, đỏ, vàng, trắng; nhiều dạng tròn, khối vuông…

Khi bắt đầu bước vào “cuộc chơi” toàn cầu hoá, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đều nhận thức được tầm quan trọng về quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm nên một số lớn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã được chứng nhận HACCP, ISO, BRC,Kosher, Halal… đồng thời cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm và làm quen dần tập quán mua bán hàng hoá của các thị trường chính: EU, Hoa Kỳ, Trung Đông…

Tuy vậy, trong ba tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ tăng nhẹ và chủ yếu là do tăng giá trong khi khối lượng tăng ít. Ngoài ra, tỷ trọng xuất khẩu tươi cũng rất ít (chủ yếu là xuất khẩu thanh long, bưởi… sang các nước trong khu vực ASEAN) và chỉ chiếm 2,5% so với rau quả chế biến. Chúng ta cũng chưa đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn trong khi năng lực chế biến của doanh nghiệp còn thừa rất nhiều và phải đối mặt với một số khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ

sinh thực phẩm (ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, bao bì không đảm bảo...).

Theo thống kế của Vinafruit, năm 2009 có 82 thị trường nhập khẩu rau của Việt Nam (tăng thêm 12 thị trường so với năm 2008) nhưng Nga, Mỹ, EU vẫn là những thị trường tiêu thụ chính. Trong 3 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau các loại tại các thị trường này tăng nhẹ so với cùng kỳ 2009 và các loại rau như cải bắp, cải thảo, súp lơ, ớt, bí (rau tươi) và dưa chuột, cà tím chiên, cải bó xôi sấy khô, cà chua đóng hộp (rau chế biến) vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Theo ông Ánh, mặc dù các giải pháp chủ yếu đã được các Bộ ngành liên quan đưa ra như giải pháp về quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chế biến bảo quản, khoa học công nghệ và khuyến nông, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ… nhưng trên quan điểm của Hiệp hội, để gia tăng giá trị xuất khẩu, cần ưu tiên cơ cấu rau quả xuất khẩu theo thứ tự: tươi – chế biến đông lạnh – chế biến đóng hộp – chế biến nước ép và sấy khô. Phát triển xuất khẩu phải đi đôi với phát triển thị trường nội địa bởi hiện nay thị trường nội địa là chỗ dựa, là “cứu cánh” cho thị trường xuất khẩu khi gặp khó khăn.

3. Đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả trong thời gian qua3.1. Về khối lượng và kim ngạch 3.1. Về khối lượng và kim ngạch

Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ chưa xứng tầm với năng lực sản xuất trong nước.

3.2. Chất lượng sản phẩm, thương hiệu và giá cả

Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng rau quả sang nhiều thị trường trên thế giới. So với các nước khác, giá mặt hàng rau quả của Việt Nam tương đối thấp hơn. Điều này làm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng này. Tuy nhiên, Việt Nam chưa tạo được thương hiệu trên các thị trường chủ chốt. Mặt khác, chất lượng rau quả chưa đáp ứng những yêu cầu khắc khe của các thị trường khó tính điển hình là thị trường Mỹ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 47)