Hoá mô miễn dịch là một xét nghiệm kỹ thuật cao, sử dụng các kháng thểđã biết để phát hiện các kháng nguyên đặc hiệu tương ứng có trong tế bào và mô. Nếu có kháng nguyên đặc hiệu sẽ xảy ra phản ứng tạo phức hợp kháng nguyên - kháng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 thể, có thể phát hiện được bằng kính hiển vi.
IHC là sự kết hợp giữa hai ngành mô bệnh học (Histopathology) và miễn dịch học (Immunology). Kỹ thuật hoá mô miễn dịch được dùng không những chỉđể xác định một mô có hoặc không có kháng nguyên đặc hiệu, mà còn để xác định tình trạng kháng nguyên của những tế bào đặc hiệu trong mô và vị trí của kháng nguyên trong tế bào. Nhờđó có thể xác định dòng tế bào, xác định rõ tính chất sinh học của quần thể tế bào trong cùng một dòng, và chức năng khác nhau của các loại tế bào, thậm chí còn có thể xác định các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus nữa. Chìa khoá chính trong hoá mô miễn dịch là phản ứng đặc hiệu của kháng thể với kháng nguyên. Mặc dù được áp dụng rộng rãi với nhiều nguyên lý khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng trong giải phẫu bệnh ngoại khoa, hoá mô miễn dịch có tác dụng rất lớn và sâu sắc trong việc chẩn đoán giải phẫu bệnh.
Giải phẫu bệnh ngoại khoa vốn là một ngành có tính chất chủ quan cố hữu. Mặc dù đã có nhiều tiêu chuẩn mô bệnh học "cơ bản" dùng cho chẩn đoán, song trong thực tế, sự trùng lặp và giống nhau của các thương tổn, cũng như có nhiều thương tổn không điển hình làm cho việc chẩn đoán mô bệnh học gặp nhiều khó khăn, khó đi đến chẩn đoán xác định hoặc khó thống nhất giữa các nhà giải phẫu bệnh với nhau. Vì thế đã từ lâu các nhà giải phẫu bệnh trên thế giới đã tìm nhiều phương pháp giúp chẩn đoán phân biệt như mô hoá học (Histochemistry), mô- enzym học (Histoenzymology), miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescence), hoá mô miễn dịch, lai tại chỗ (Hybridization in stitu)... Hoá mô miễn dịch là một kỹ thuật hiện đại, mới được áp dụng tương đối rộng rãi ở những nước tiên tiến vì có độ chính xác cao, nhưng có nhược điểm là khá đắt tiền nên các nước nghèo khó có điều kiện áp dụng.
Hóa mô miễn dịch là kết hợp phản ứng miễn dịch và hoá chất để làm hiện rõ các kháng nguyên hiện diện trong mô (bào tương, màng tế bào, nhân). Vì kháng nguyên không thể quan sát hình thái được nên người ta phải xác định vị trí của nó trên tế bào bằng các phản ứng miễn dịch và hóa học. Có hai kỹ thuật: miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch men.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
* Nguyên lý của phản ứng
Cho kháng thể đặc hiệu lên mô, nếu trong mô có kháng nguyên sẽ có phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể. Có hai cách để quan sát được phức hợp này:
+ Miễn dịch huỳnh quang: cho gắn với một chất phát huỳnh quang và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang.
+ Miễn dịch men: cho gắn với một loại men (peroxidase hoặc alkaline phosphatase) và gắn với chất màu (chromogen), có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học.
* Hệ thống nhận biết
Vì phức hợp kháng nguyên - kháng thể không thể phát hiện được dưới kính hiển vi quang học nên cần một hệ thống để hiển thị vị trí có phản ứng kháng nguyên - kháng thể. Hệ thống này gồm 2 phần: (1) kháng thể thứ hai hay kháng thể bắt màu và (2) hệ thống phóng đại dấu hiệu nhận biết.
Kháng thể thứ hai là cầu nối kháng thể thứ nhất với hệ thống phóng đại dấu hiệu nhận biết, đó là kháng thể chống globulin miễn dịch (Ig) của kháng thể thứ nhất. Thí dụ nếu kháng thể thứ nhất là IgG của chuột, thì kháng thể thứ hai là của thỏ hay dê chống IgG chuột). Trong phức hợp Avidin-Biotin và phương pháp Streptavidin kháng thể thứ hai được gắn biotin. Hệ thống phóng đại dấu hiệu nhận biết gồm một men (enzyme), chất nền (subtrate) và chất màu (chromogen). Men phải được gắn với kháng thể thứ hai bằng một phản ứng kháng nguyên-kháng thể hay bằng cầu nối hóa học (avidin và biotin). Cần thêm vào một chất nền thích hợp với men và cuối cùng là chất màu được gắn lên để có thể thấy được sản phẩm, cho phép xác định sự hiện diện của kháng nguyên trong mô dưới kính hiển vi quang học (Yunus,1989).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Chương 2