3.5.1. Cảm quan
Cao khô có màu nâu sẫm, vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng.
3.5.2. Độ ẩm
Nguyên tắc: Sấy cao tới khối lượng không đổi ở 105oC. Khối lượng mẫu thử mất đi là khối lượng nước.
Tiến hành xác định độ ẩm cao diếp cá ở 3 mẻ khác nhau. Kết quả đo độ ẩm trình bày trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Độ ẩm các mẫu cao diếp cá
STT Mẫu Độ ẩm (%)
1 M1 4,82
2 M2 3,51
3 M3 3,96
TB 4,10 ± 0,67
Nhận xét: Độ ẩm trung bình các mẫu cao diếp cá là 4,10 %. Vì vậy giới hạn độ ẩm cho chế phẩm quy định không được quá 5%.
3.5.3. Tro toàn phần
Tiến hành:
Cân chính xác 1g cao vào một chén sứ đã nung và cân bì. Nung ở nhiệt độ không quá 4500C trong 4h. Lấy ra làm nguội bằng bình hút ẩm. Dùng một ít nước nóng cho vào khối chất đã than hóa, dùng đũa thủy tinh khuấy đều, lọc qua giấy lọc không tro. Rửa đũa thủy tinh và giấy lọc, tập trung nước rửa vào dịch lọc. Cho giấy lọc và cắn vào chén nung rồi nung đến khi thu được tro màu trắng hoặc gần như trắng. Tập trung dịch lọc vào cắn trong chén nung, đem bốc hơi đến khô rồi nung ở nhiệt độ không quá 4500C đến khối lượng không đổi.
Tro toàn phần được tính theo công thức:
X=
(%)
m1: khối lượng mẫu thử (g) m2: khối lượng tro (g)
Kết quả xác định tro toàn phần của cao diếp cá ở 3 mẻ khác nhau trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tro toàn phần của cao diếp cá
STT Mẫu m1(g) m2(g) X (%)
1 M1 1,0351 0,0965 9,32
2 M2 1,0247 0,0852 8,31
3 M3 1,0156 0,0911 8,97
TB 8,87 ± 0,51
Nhận xét: Tro toàn phần trong 3 mẫu cao diếp cá có giá trị trung bình là 8,87%. Vì
vậy giới hạn tro toàn phần của cao diếp cá không được quá 10%.
3.5.4. Định tính
- Phương pháp hóa học
Lấy 0,1(g) cao diếp cá hòa tan trong 10ml EtOH 96% đun nóng nhẹ. Lọc lấy dịch, lấy dịch lọc tiến hành làm phản ứng định tính xác định flavonoid.
+ Phản ứng với dung dịch kiềm NaOH 10%: thêm vài giọt NaOH 10% vào ống nghiệm chứa 2 ml dịch lọc thấy xuất hiện tủa vàng cam. Thêm nước cất, tủa tan.
+ Phản ứng Cyanidin: thêm vào 2 ml dịch lọc một ít bột Mg. Thêm từ từ vào hỗn hợp 0,5ml HCl đậm đặc. Dung dịch chuyển sang màu đỏ.
+ Phản ứng với FeCl3: thêm vài giọt FeCl3 5% vào ống nghiệm chứa 2 ml dịch lọc. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.
Bảng 3.11. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học
Nhóm chất Tên phản ứng Kết quả Kết luận
Flavonoid
Phản ứng với dung dịch kiềm NaOH 10% ++ Có Phản ứng Cyanidin +++ Phản ứng với FeCl3 ++ Ghi chú: (+): phản ứng dương tính. (++): Phản ứng dương tính rõ (+++): Phản ứng dương tính rất rõ
Kết luận: Cao diếp cá dương tính với phản ứng định tính flavonoid.
-Sắc kí lớp mỏng
Mẫu thử: Lấy 0,01(g) cao diếp cá hòa tan trong 10ml EtOH 96%. Lọc lấy dịch
lọc, tiến hành chấm sắc ký.
Mẫu đối chiếu: Các dung dịch quercitrin, hyperin chuẩn trong MeOH (khoảng
1 mg/ml)
Chấm sắc ký trên bản mỏng Silicagel GF254 Merck được hoạt hóa ở 1100C trong 1 giờ.
Dung môi khai triển: Lựa chọn hệ dung môi là:
Ethyl acetat - acid formic - acid acetic - nước (100:11:11:26).
Quan sát bản mỏng ở sánh sáng thường, soi bản mỏng dưới đèn tử ngoại (UV254nm, UV366nm) và hiện màu bằng thuốc thử NP/PEG sau đó quan sát dưới ánh sáng UV366nm.
Kết quả khai triển sắc kí đồ ở hình 3.7
Hình 3.7. Ảnh chụp sắc kí đồ của cao diếp cá.
Ghi chú: Q- vết quercitrin chuẩn. H- vết hyperin chuẩn. C- vết cao diếp cá.
Nhận xét: Hệ dung môi có khả năng phân tách tốt, mẫu cao diếp cá có vết
tương ứng với vết quercitrin chuẩn (Rf=0,74) và hyperin chuẩn (Rf=0,61).
3.7.6. Định lượng
Tiến hành định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS được trình bày ở mục 2.3.2.
Tiến hành: Cân chính xác khoảng 0,1 g cao chế phẩm vào cốc thủy tinh (đã
xác định hàm ẩm), hòa tan trong EtOH 96% rồi chuyển vào bình định mức 500,0ml. Bổ sung EtOH 96% đến vạch được dung dịch thử.
Tiến hành tạo màu đo quang: Lấy chính xác 1,0 ml dung dịch thử vào bình
định mức 10,0 ml; thêm chính xác 3,0 ml AlCl3 5% trong EtOH 96%, bổ sung EtOH 96% vừa đủ đến vạch, lắc đều để yên 30 phút, tiến hành đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 400nm.
Ánh sáng thường UV254 UV 366 Hiện màu bằng TT
NP/PEG, quan sát UV-366
Chuẩn bị mẫu trắng: Lấy chính xác 3,0ml AlCl3 5% trong EtOH 96% vào bình định mức 10,0 ml; bổ sung EtOH 96% vừa đủ đến vạch.
Tiến hành định lượng với các mẫu cao diếp cá ở 3 mẻ chiết bằng phương pháp đo quang. Kết quả định lượng trình bày trong bảng 3.12
Bảng 3.12: Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong 3 mẫu cao
STT Mẫu Hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercitrin trong cao diếp
cá giàu flavonoid (%) 1 M1 43,38 2 M2 42,45 3 M3 40,63 TB 42,15 ± 1,40 Nhận xét
Hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercitrin trong các mẫu cao diếp cá ở 3 mẻ trung bình là 42,15%. Vì vậy hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercitrin được quy định không thấp hơn 40,00%.
Từ kết quả khảo sát chất lượng cao diếp cá giàu flavonoid trên đưa ra các chỉ tiêu yêu cầu chất lượng như sau:
- Tính chất: Cao khô có màu nâu sẫm, vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng. - Độ ẩm: Không quá 5%.
- Tro toàn phần: Không quá 10%.
- Định tính: Chế phẩm thể hiện phép thử định tính của diếp cá, hyperin và
quercitrin.
- Định lượng: Hàm lượng flavonoid toàn phần không thấp hơn 40,0%.