Số lá trên cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 34)

Lá cây là cơ quan quang hợp chính của cây xanh, có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời, điều hòa các hoạt động sinh lí diễn ra trong cây. Vì vậy số lá trên cây, thời gian tồn tại và hiệu suất quang hợp của lá ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Qua thí nghiệm cho thấy các THL có số lá dao động từ 16 đến 18 lá. Kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy các giống có số lá trên cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các THL vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên

THL Số lá trên cây (lá) Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) KK3913A 17,27 2,24 KK3923A 16,00 1,95 KK3936B 17,37 2,51 KK3953A 16,70 1,94 KK3966 16,40 2,49 KK3973A 16,80 2,64 KK3976A 16,20 2,43 KK3976 16,00 2,07 NK4300 (đ/c) 18,00 2,56 P >0,05 >0,05 CV (%) 4,5 15,1 LSD05 1,31 0,6 3.3.4. Ch s din tích lá (LAI) Diện tích lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan kinh tế tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng. Chỉ số diện tích lá (LAI) được đo bằng số m2 lá/m2 đất là chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc tăng diện tích lá [11].

Lá ngô được mọc từ đốt và đối xứng xen kẽ nhau với nhiều đặc điểm như có lông trên bề mặt lá, lá cong hình lòng máng, có nhiều khí khổng…nên có vai trò quan trọng làm tăng khả năng chống chịu và năng suất. Diện tích lá của ngô tăng dần và đạt lớn nhất vào thời kì từ ngô trỗ cờ đến hạt ngậm sữa, sau đó do các lá phía dưới héo đi nên diện tích lá giảm xuống.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy các THL có chỉ số diện tích lá đạt 1,94 đến 2,64 m2 lá/m2 đất. Các THL tham gia khảo nghiệm có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% (Bảng 3.4).

3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Tốc độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái, biện pháp canh tác …

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học để ta xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng, phát triển tăng khả năng cho năng suất của các giống.

Qua theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cho thấy các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên

(Đơn v tính: cm/ngày) THL 20 ngày sau trồng 30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng KK3913A 1,6 2,7 2,9 4,4 4,9 KK3923A 1,5 2,6 2,7 4,3 4,3 KK3936B 1,8 3,2 2,9 4,8 4,1 KK3953A 1,3 2,7 2,6 3,6 4,9 KK3966 1,6 3,1 2,6 4,5 4,8 KK3973A 1,3 3,0 2,6 4,2 4,8 KK3976A 1,6 2,7 2,5 4,4 4,3 KK3976 1,6 2,7 2,5 4,6 4,3 NK4300 (đ/c) 1,8 3,3 2,6 4,6 4,5 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV (%) 14,2 11,4 13,9 10,1 13,3 LSD05 0,07 0,57 0,76 0,76 1,05

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các THL tăng dần từ mọc và đạt cao nhất ở giai đoạn 50 - 60 ngày sau trồng. Các THL KK3936B, KK3976A, KK3976 và giống đối chứng có tốc độ tăng chiều cao đạt cao nhất ở giai đoạn

sau trồng 50 ngày. Các THL còn lại có tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất ở giai đoạn sau trồng 60 ngày.

Ở tất cả các giai đoạn theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao không có sự sai khác giữa các THL thí nghiệm so với giống đối chứng (P>0,05).

3.5. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm

Nghiên cứu khả năng ra lá của các giống qua các thời kỳ là một trong những chỉ tiêu của các nhà chọn tạo giống. Căn cứ vào kết quả đó, các nhà khoa học có cơ sở xây dựng các quy trình bón phân, tác động các biện pháp kỹ thuật giúp cho bộ lá của cây khỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi cây, tăng khả năng cho năng suất tối đa của giống.

Tốc độ ra lá của các THL có sự biển đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển:

* Giai đon sau trng 20 ngày: Tốc độ ra lá của các THL dao động trong khoảng 0,21 đến 0,23 lá/ngày, các THL có tốc độ ra lá tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đon sau trng 30 ngày: Tốc độ ra lá trung bình của các THL đạt từ 0,25 đến 0,28 lá/ngày. Kết quả xử lí số liệu thống kê cho thấy không có sự sai khác về tốc độ ra lá của các THL so với giống đối chứng ởđộ tin cậy 95 %.

* Giai đon sau trng 40 ngày: Tốc độ ra lá của các THL chậm hơn các giai đoạn trước đạt trung bình từ 0,17 đến 0,2 lá/ngày do ảnh hưởng của rét đậm rét hại. Tốc độ ra lá của các THL tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đon sau trng 50 ngày: Tốc độ ra lá của các THL tăng cao hơn so với giai đoạn sau trồng 40 ngày đạt từ 0,23 đến 0,33 lá /ngày. Kết quả xử lí số liệu thống kê cho thấy tốc độ ra lá của THL KK3976 đạt 0,23 lá/ngày chậm hơn giống đối chứng các THL còn lại tốc độ ra lá không sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đon sau trng 60 ngày: Tốc độ ra lá của các THL dao động trong khoảng 0,45 đến 0,53 lá /ngày. Không có sự sai khác về tốc độ ra lá của các THL tham gia khảo nghiệm so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy các THL tham gia thí nghiệm ở giai đoạn sau trồng 20, 30, 40, 60 ngày đều có tốc độ ra lá tương đương với giống đối chứng, tốc độ ra lá mạnh nhất là vào các giai đoạn 50 -60 ngày sau trồng.

Bảng 3.6. Tốc độ ra lá của các THL vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên

(Đơn v tính: lá/ngày) TĐRL THL 20 ngày sau trng 30 ngày sau trng 40 ngày sau trng 50 ngày sau trng 60 ngày sau trng KK3913A 0,23 0,25 0,19 0,32 0,51 KK3923A 0,21 0,26 0,19 0,28 0,45 KK3936B 0,22 0,26 0,20 0,31 0,52 KK3953A 0,21 0,27 0,19 0,29 0,48 KK3966 0,21 0,26 0,17 0,28 0,50 KK3973A 0,21 0,28 0,18 0,32 0,46 KK3976A 0,21 0,25 0,19 0,28 0,47 KK3976 0,21 0,25 0,19 0,23 0,49 NK4300 (đ/c) 0,23 0,28 0,19 0,33 0,53 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 >0,05 CV (%) 6,0 7,5 9,7 9,8 8,9 LSD05 0,02 0,03 0,03 0,05 0,08

3.6. Khả năng chống chịu của các THL thí nghiệm

Một cây trồng muốn thu được năng suất cao, phẩm chất tốt cần phải có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như gió bão, úng, hạn…do điều kiện về thời gian và dung lượng đề tài không cho phép tôi chỉ tiến hành theo dõi khả năng chống chịu của các THL tham gia thí nghiệm đối với sâu đục thân và bệnh khô vằn.

3.6.1. Sâu đục thân

Cây ngô là cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Hiện nay đã biết được có hơn 100 loài sâu hại ngô như: sâu xám, sâu cắn râu, sâu xanh, rệp … Sâu đục thân được xem là kẻ thù chính phá hoại ngô.

Sâu đục thân ngô (Ortrinia nubilalis Hiibner) là loài sâu hại ngô quan trọng, gây thiệt hại rất nặng đối với ngô trồng trong vụ hè và vụ thu. Tỉ lệ cây bị sâu hại trong vụ ngô hè và ngô thu thường tới 60-100%, năng suất ngô bị giảm tới 20-30% hoặc nhiều hơn. Trên ngô đông xuân, sâu ít gây hại hơn, tỉ lệ cây bị sâu hại từ 10-40%, năng suất giảm 5-10% [6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triệu chứng gây hại tùy theo tuổi sâu và thời gian sinh trưởng của ngô, sâu non tuổi 1-2 thường gặm ăn lá nõn hoặc cắn xuyên thủng lá nõn nên sau khi lá nõn phát triển vươn xòe ra ngoài sẽđể lại dãy lỗ xếp ngang trên lá. Sâu ở tuổi 3 có thể đục làm gãy cờ, đục phá vào thân và bắp gây hại nghiêm trọng. Trong điều kiện vụ đông ngô ít bị sâu hại hơn so với các vụ khác, kết quả theo dõi cho thấy các THL KK3966, KK3976A và giống đối chứng NK4300 có mức độ bị hại đạt điểm 3, các THL còn lại có mức độ bị hại đạt điểm 2 (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Tỉ lệ nhiễm sâu bệnh của các THL Giống Tỉ lệ nhiễm sâu đục

thân (điểm) Tỉ lệ nhiễm bệnh khô vằn (%) KK3913A 2 9,3 KK3923A 2 14,2 KK3936B 2 10,0 KK3953A 2 16,7 KK3966 3 22,5 KK3973A 2 11,7 KK3976A 3 21,0 KK3976 2 12,5 NK4300 (đ/c) 3 12,5 P <0,05 CV (%) 21,1 LSD05 5,29 3.6.2. Bnh khô vn

Bệnh khô vằn hại ngô do nấm Rhizoctonia sonali gây ra. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch.

Khi bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, phiến lá và lá bị giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển ảnh hưởng tới năng suất. Vết bệnh có hình bầu dục giống da báo. Về sau trở thành bất định và hòa vào nhau. Lúc mới, vết bệnh có màu xanh xám hay xám bạc ở giữa, sau thành màu nâu hoặc vàng rơm, có viền nâu đậm, cuối cùng vết bệnh chuyển sang màu chấm hoặc xám.

Nấm bệnh có thể hại cả trên lá, bông cờ, thân… vết bệnh gặp mưa có thể thối nhũn. Khi sợ nấm phát triển (sợi trông màu trắng) và lan tới bắp gây chín ép, hạt không chặt [3].

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy các THL có tỉ lệ nhiễm bệnh từ 9,3 đến 22,5 %, THL bị nhiễm nặng nhất là giống KK3966 (22,5 %), THL bị nhiễm nhẹ nhất là giống KK3913A (9,3%). Hai THL có tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh cao hơn giống đối chứng là KK3966 (22,5 %) và KK3976A (21 %) cao hơn giống đối chứng NK4300 (12,5 %) ở mức độ tin cậy 95 %. Các THL còn lại có tỉ lệ nhiễm bệnh tương đương với giống đối chứng ởđộ tin cậy 95%.

3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng giống. Năng suất ngô phụ thuộc vào tổng hợp vào nhiều yếu tố. Trước hết năng suất ngô phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất như số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp và đường kính bắp. Ngoài ra năng suất ngô còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.

3.7.1. S bp trên cây

Số bắp trên cây là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành nên năng suất. Để đạt được năng suất cao thì số bắp trên cây phải phù hợp thường từ 1-2 bắp, nếu số bắp/cây quá nhiều sẽ làm hao phí dinh dưỡng dẫn đến giảm khối lượng 1000 hạt.

Qua nghiên cứu cho thấy số bắp trên cây trung bình của các THL dao động từ 1 đến 1,03 bắp/cây (bảng 3.8). Kết quả xử lí số liệu thống kê cho thấy

các THL tham gia khảo nghiệm có số bắp/cây tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

3.7.2. Chiu dài bp

Chiều dài bắp của giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện canh tác.

Bảng số liệu 3.8 cho thấy các THL có chiều dài bắp đạt trung bình từ 17,33 đến 19,15 cm. THL có chiều dài bắp lớn nhất là KK3966 đạt 19,15 cm và KK3976 có chiều dài bắp là 18,73cm, dài hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%, các THL còn lại có chiều dài bắp tương đương với giống đối chứng ởđộ tin cậy 95%.

3.7.3. Đường kính bp

Đây là một trong những yếu tố quyết định số hạt trên bắp, đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các THL có đường kính bắp biến động từ 4,30 đến 4,64 cm. Các THL có đường kính bắp tương đương với giống đối chứng là KK3976A (4,58cm), KK3966 (4,61 cm), KK3936B (4,53 cm) và KK3976 (4,64cm). Các THL KK3923A, KK3953A có đường kính bắp nhỏ hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%

3.7.4. S hàng ht trên bp

Đây là đặc điểm di truyền của giống, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

Qua bảng số liệu 3.8 cho ta thấy các THL có số hàng hạt/bắp dao động trong khoảng 10,53 đến 13,8 hàng/bắp. Kết quả xử lí thống kê số liệu cho thấy có 4 THL có số hàng/bắp cao hơn so với giống đối chứng ở độ tin cậy 95% là các KK3936B (13,8 hàng /bắp), KK3966 (13,4 hàng/ bắp ), KK3976A (13,37 hàng/bắp) và KK3976 (13,47 hàng /bắp). Các THL còn lại có số hàng hạt/bắp thấp hơn so với giống đối chứng ởđộ tin cậy 95%.

3.7.5. S ht trên hàng

Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và quá trình thụ phấn, thụ tinh của ngô.

Khi ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất lợi có thể làm giảm số lượng râu sinh sản dẫn đến giảm thụ phấn các noãn và hạn chế số hạt phát triển. Trong giai đoạn trỗ cờ, nếu ngô gặp hạn, khoảng cách tung phấn, phun râu tăng lên, râu khô, hạt phấn có thể chết dẫn đến hiệu quả của thụ phấn và kết hạt kém. Những noãn không được thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột, đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt trên hàng.

Qua thí nghiệm cho thấy các THL có số hạt trên hàng dao động trung bình từ 30,63 đến 38,67 hạt /hàng . Giống đối chứng NK4300 có số hạt /hàng trung bình đạt 35,33 hạt/hàng. Hai THL có số hạt/hàng cao hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95% là KK3913A (38,67 hạt/hàng) và KK3973A (37,5 hạt/hàng). Hai THL có chỉ tiêu này tương đương với giống đối chứng là KK3923A và KK3953A, các THL còn lại có số hạt hàng đạt 30,7-32,4 hạt thấp hơn so với giống đối chứng ởđộ tin cậy 95 %.

Do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh bất thuận đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại kéo dài nên đã xuất hiện hiện tượng ngô đuôi chuột ở tất cả các THL tham gia thí nghiệm vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu độ dài ngô đuôi chuột của các THL trong vụ Đông năm 2013. Qua bảng 3.8 cho thấy các THL có độ dài ngô đuôi chuột dao động từ 1,53 đến 3,9 cm. Kết quả xử lí thống kê số liệu cho biết THL có độ dài đuôi chuột cao hơn giống đối chứng là: KK3966(3,28 cm), KK3976A (2,87 cm), KK3976 (3,9 cm). Các THL còn lại có độ dài đuôi chuột tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy chắc chắn 95%.

3.7.6. Khi lượng 1000 ht

Khối lượng 1000 hạt có đặc tính di truyền của từng giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ thuận canh tác …Nếu sau trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận lợi sẽ làm cho sinh trưởng có thể ngừng sớm và hạn chế độ lớn của hạt được tạo ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì giống nào có khối lượng 1000 cao có nghĩa là hạt mẩy, chắc, hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Qua nghiên cứu cho thấy các THL có khối lướng 1000 hạt tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95% và dao động trong khoảng từ 253,18 đến 281,48 gam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất của các THL được trình bày trong bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL vụ Đông 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới trong vụ Đông năm 2013 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 34)