VụĐông năm 2013, tình hình thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất ngô. Bảng 3.1 dưới đây trích dẫn số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên về một số yếu tố khí hậu trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 là cơ sở để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến kết quả thí nghiệm.
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông năm 2013 tại Thái Nguyên Yếu tố Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Tổng lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ chẵn) Tháng 9 26,4 85 352,2 116 Tháng 10 24,6 78 83 147 Tháng 11 22,2 76 44,8 98 Tháng 12 15 75 25,6 186
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2014[10]
Qua bảng 3.1 cho thấy tháng 9 năm 2013 có tổng lượng mưa rất lớn đạt 352,2 mm. Mưa liên tục trong nhiều ngày đã gây khó khăn cho việc chuẩn bị đất cũng như gieo hạt. Không những vậy lượng mưa và độ ẩm quá cao đã làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cây non (do đỉnh sinh trưởng trong giai đoạn đầu nằm dưới đất) nên ngô có biểu hiện bị úng, lá vàng, cây còi cọc và mềm yếu. Để khắc phục chúng tôi đã tiến hành khơi thông rãnh để thoát nước, cuốc xới đất khi trời đã tạnh ráo…Giai đoạn tháng 11, là giai đoạn ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu có số giờ nắng ít (98 giờ), trời âm u đã làm ảnh hưởng lớn đến sự quang hợp của lá. Giai đoạn tháng 12 khi cây tích lũy vật chất khô vào hạt thì chịu ảnh hưởng của rét đậm rét hại kéo dài nhiệt độ trung bình tháng 12 tại Thái Nguyên là 150C , có ngày nhiệt độ thấp nhất là 6,10C dưới ngưỡng nhiệt tối thấp sinh vật học của ngô
(100C) cây ngừng sinh trưởng hoặc sinh trưởng rất chậm kết hợp với sự biến động lớn của thời tiết đầu vụ mưa nhiều gây úng, cuối vụ mưa ít gây hạn đã tác động lớn đến các giống ngô tham gia thí nghiệm làm kéo dài thời gian sinh trưởng, giảm năng suất và giá trị của các yếu tố cấu thành năng suất, làm xuất hiện hiện tượng ngô đuôi chuột ở tất cả các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm.