Hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm Vertical Mapper trong xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ công tác định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)

4.2.4.1.Hiện trạng sử dụng đất:

Sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện. Đất đai được khai thác chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc sử dụng hai loại đất này hiệu quả chưa cao, giá trị sản lượng thu được trên 1 ha đất nông nghiệp, nhất là trên đất lâm nghiệp còn thấp, hệ số sử dụng đất canh tác chưa cao.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, toàn huyện có 60.710,33 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp có 55.1501 ha, chiếm 90,78% tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp có 4.202,82ha, chiếm 6,92% và nhóm đất chưa sử dụng có 1.392,50ha, chiếm2,29% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.5. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hòa An năm 2012 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 60.710,33 100 I Đất nông nghiệp 55.115,01 90,78

1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.820,93 12,88

2 Đất lâm nghiệp 47.190,04 77,73

3 Đất rừng đặc dụng 70,01 0,12

4 Rừng phòng hộ 45.401,56 74,78

5 Rừng sản xuất 1.718,47 2,83

II Đất phi nông nghiệp 4.202,82 6,92 III Đất chưa sử dụng 1.392,50 2,29

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hòa An) 4.2.4.2. Về hiệu quả sử dụng các loại hình sử dụng đất:

Trong những năm gần đây, huyện Hòa Anđang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng vẫn ở giai đoạn thử nghiệm mô hình chuyển đổi thích hợp. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp vẫn còn những bất cập như một số mô hình chuyển đổi chưa thích hợp, nông dân chuyển đổi theo kiểu tự phát và chưa mang tính khoa học, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của loại hình chuyển đổi mới; tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất thải nông nghiệp…Đối với Hòa An, việc sản xuất nông lâm nghiệp vẫn được coi là “mặt trận hàng đầu” tuy nhiên việc quy hoạch, bố trí sản xuất nông nghiệp vẫn dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống, thiếu căn cứ khoa học do chưa có nhiều loại bản đồ. Vì vậy, việc xây dựng bản đồ độ dốc huyện Hòa Anlà điều hết sức cần thiết mang tính khoa học cao phục vụ cho việc quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện một các bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo tổng hợp từ số liệu trên địa bàn huyện cho thấy: hiện nay, đất nông nghiệp của huyện được phân thành 3 loại đất là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản phổ biến có mô hình luân canh như: 2 lúa - 1 màu, ngô lúa - màu, thuốc lá - lúa - màu (trong đó có cả cây đỗ và lạc).

Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng các loại đất theo đơn vị hành chính (Đơn vị: ha) STT Tên xã Tổng diện tích tự nhiên Đất Nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất ở đô thị Đấ t chưa sử dụng 1 TT Nước Hai 122,61 26,51 2,00 96,10 28,92 2 Dân Chủ 5571,54 5208,92 4537,98 262,91 99,71 3 Nam Tuấn 3702,04 3407,35 2551,16 250,80 12,89 4 Đức Xuân 2015,02 1934,48 1823,72 12,85 57,15 5 Đại Tiến 1994,62 1838,05 1593,92 112,72 18,85 6 Đức Long 2975,28 2544,58 1755,94 357,84 12,72 7 Ngũ Lão 5495,72 4763,30 4347,20 479,35 31,74 8 Trương Lương 3704,16 3517,56 3122,64 128,64 20,96 9 Bình Long 1746,61 1528,66 1152,06 187,90 23,44 10 Nguyễn Huệ 2076,40 1411,31 1099,01 454,06 110,98 11 Công Trường 1615,85 1534,20 1339,47 57,16 11,36 12 Hồng Việt 1091,31 916,87 584,5 127,64 40,50 13 Bế Triều 2473,73 2160,31 1521,11 274,10 19,32 14 Hoàng Tung 2490,43 2313,02 1856,87 169,92 6,89 15 Trưng Vương 2306,01 1952,74 1636,87 133,25 161,02 16 Quang Trung 2863,14 2653,44 2348,23 171,91 17,69 17 Bạch Đằng 6006,74 5568,34 5118,07 424,11 5,65 18 Bình Dương 3316,06 3203,06 2989,09 74,51 14,20 19 Lê Chung 3721,65 3527,50 3318,41 177,81 5,34 20 Hà Trì 1942,57 1838,70 1577,18 70,16 32,88 21 Hồng Nam 3478,84 3300,83 3013,74 140,31 25,12 Tổng số 60710,33 55149,73 47289,17 4164,05 28,92 728,41

Với đặc điểm là một huyện miền núi, đất dốc chiếm tỷ lệ lớn.Nhưng hiện nay diện tích đất đồi dốc được sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế còn ít so với tiềm năng, đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều.Trong thời gian tới cần đầu tư và lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp để đưa các diện tích đất dốc hiện chưa sử dụng vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.3. Xây dựng bản đồđộ dốc

4.3.1. Thu thp và x lý s liu

4.3.1.1. Thu thập nội dung thông tin dữ liệu:

- Mục đích:

+Thu thập các thông tin về dữ liệu dự kiến đưa vào cơ sở dữ liệu bao gồm khối lượng, các thông tin mô tả cơ bản và tính chất của dữ liệu.

- Các bước thực hiện:

+ Sử dụng phần mềm Global Mapper truy xuất và khai thác ô hình số hóa độ cao ( DEM) khu vực huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

+ Xác định vị trí và ranh giới khu vực nghiên cứu là huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng bằng dữ liệu bản đồ 364CT trên phần mềm Global Mapper.

+Xác định đối tượng quản lý:

Đối tượng quản lý bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính (địa hình huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng)

Dữ liệu không gian: Bản đồ địa giới hành chính 364, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, bản đồ địa hình. Các loại bản đồ đều ở dạng số có định dạng của Microstation có thể chuyển đổi sang MapInfo thuận tiện cho biên tập xây dựng cơ sở dữ liệu.

Dữ liệu thuộc tính: Điểm độ cao, tầng dày mỏng, nhập dữ liệu và quản lý trên phần mềm MapInfo. Xác định thông tin về đặc thù ngành:

Các thông tin dữ liệu đưa vào quản lý đảm bảo chính xác về vị trí, xác thực về giá trị thông tin.

* Thông tin về mô hình quản lý cơ sở dữ liệu: Quản lý tập trung.

* Xác định mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu:

Thông tin về mức độ bảo mật chỉ xác định cho đối tượng quản lý chính, chủ yếu của cơ sở dữ liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ bảo mật của cơ sở dữ liệu được xác định theo 3 mức: không mật, mật, tối mật (dựa vào các căn cứ pháp lý).

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đây là bộ cơ sở dữ liệu không mật (công khai)

* Xác định các yêu cầu về độ chính xác của cơ sở dữ liệu: Chính xác tương đối.

* Xác định yếu tố ngôn ngữ trong cơ sở dữ liệu: Tiếng Việt

Tiếng Anh

* Dự kiến khối lượng dữ liệu dựa vào cơ sở dữ liệu

Danh mục các lớp dữ liệu đã có ở dạng số, dữ liệu chưa có ở dạng số, số lượng các trường thông tin dự kiến, tính chất dữ liệu không gian hay phi không gian.

- Kết quả:

Thông tin dữ liệu thu được bao gồm:

+Tài liệu bản đồ: Bản đồ 364, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng năm 2010, mô hình số độ cao DEM huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.

+ Tài liệu, số liệu: Số liệu điểm độ cao, giá trị độ cao của bản đồ địa hình.

4.3.1.2. Xử lý số liệu:

-Mục đích:

Mô tả chi tiết các thông tin về đối tượng quản lý.

Xác định, giải thích chi tiết mối quan hệ giữa các thông tin mô tả của một đối tượng quản lý và nhiều đối tượng quản lý với nhau.

-Các bước thực hiện:

+ Xác định các đối tượng quản lý

+ Xác định các thông tin mô tả cho từng đối tượng quản lý + Xác định các ràng buộc của các đối tượng quản lý

-Kết quả:

Dữ liệu thu thập đảm bảo độ chính xác và khoa học có sự liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng.

4.3.2. Phân tích và ni suy bn đồđộ dc huyn Hòa An– tnh Cao Bng

Sử dụng Global Mapper để load ảnh. Xuất ảnh sang dạng Vertical Mapper ta thu được ảnh Raster- mô hình DEM.

Dựa trên mô hình số hóa độ cao đã có thông qua phần mềm Global Mapper và bằng module Vertical Mapper ta tiến hành nội suy bản đồ độ dốc. Độ phân giải của mô hình số hóa độ cao (DEM) quyết định đến độ chính xác và chi tiết của bản đồ độ dốc huyện Hòa An– tỉnh Cao Bằng.

Hình 4.2:Phân tích và ni suy bn đồ độ dc

Trong module Vertical Mapper Sử dụng bài toán phân tích không gian Spatial Analysic để nội suy độ dốc của bản đồ.

Phân loại kết quả nội suy : trong quá trình nội suy và gán kết quả module Vertical Mapper nội suy và gán giá trị tự động. Vì vậy, ta cần phần loại và gán lại giá trị cấp độ dốc theo các thang cấp độ dốc : cấp I( 00

-80), cấp II(80-150), cấp ( 150

-200), cấp III (200

-250), cấp IV(>250 ).

Hình 4.3: Phân loi và gán li giá tr cp độ dc 4.3.3. To chuyên đề v độ dc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bản đồ độ dốc thể hiện đầy đủ các cấp độ dốc khác nhau, từ khu vực địa hình bằng phẳng đến khu vực có dốc cao.

Chuyên đề về độ dốc được xây dựng trên phần mềm Mapinfor cũng như công cụ module Vertical Mapper đã cho ra 05 cấp độ dốc khác nhau trên bản đồ, mỗi cấp độ dốc có đặc điểm và diện tích, phân bổ riêng trên 21 đơn vị hành chính xã của huyện Hòa An– tỉnh Cao Bằng.

4.3.4. To cơ s d liu

4.3.4.1. Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

-Mục đích:

Xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu dựa trên kết quả phân tích. -Các bước thực hiện:

+ Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích + Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình cơ sở dữ liệu - Kết quả:

Bảng 4.7: Mô hình CSDL bản đồđộ dốc ở huyện Hòa An– tỉnh Cao Bằng STT Lớp dữ liệu Giải thích 1 Phân cấp độ dốc huyện Hòa An Thể hiện các màu độ dốc 2 Phân cấp độ dốc 3D Tạo độ bóng địa hình độ dốc 3 Địa danh Thể hiện địa danh xã, địa danhnúi

4 Thủy hệ Thể hiện các con sông, suối và khe chính trên lãnh thổ, trên đó bao gồm ghi chú địa danh 5 Ranh giới giao thông Thể hiện sự phân bố các tuyến đường giao

thông chính

6 Khung Quản lý dữ liệu khung bản đồ

7 Ghi chú Quản lý các thông tin phụ của cơ sở dữ liệu 8 Đường đồng mức Thể hiện độ cao

4.3.4.2. Xây dựng danh mục

- Mục đích:Xây dựng danh mục dữ liệu. -Các bước thực hiện:

+ Thiết kế lược đồ cơ sở dữ liệu theo kết quả phân tích + Nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình cơ sở dữ liệu

-Sản phẩm: Cơ sở dữ liệu ban đầu, bao gồm cơ sở dữ liệu bản đồ và danh mục lớp dữ liệu, trường dữ liệu.

Bảng 4.8: Danh mục các lớp dữ liệu trong bộ cơ sở dữ liệu bản đồ độ dốc TT Lớp dữ liệu Giải thích

1 Hoa An-DEM2_Slope Thể hiện màu theo từng cấp độ dốc 2 HoaAn_Songsuoi Quản lý dữ liệu thủy hệ, sông ngòi

3 Ranhgioi_giaothong Quản lý các dữ liệu không gian đường ranh giới và đường giao thông

4 HoaAn_Text Quản lý thông tin địa danh 5 Khung Quản lý dữ liệu khung bản đồ

4.3.4.3 Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu

- Mục đích:

Chuẩn hóa dữ liệu không gian và phi không gian theo mô hình thiết kế CSDL. Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào CSDL.

-Các bước thực hiện:

+ Đối với dữ liệu không gian:

Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật.

Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu. + Đối dữ liệu phi không gian:

Chuẩn hóa phông chữ theo quy định.

Chuẩn hóa dữ liệu phi không theo thiết kế mô hình dữ liệu.

Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu. -Sản phẩm:Cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.4.4. Nhập dữ liệu

-Mục đích:Số hóa các dữ liệu dưới dạng truyền thống vào CSDL. -Các bước thực hiện:

Đối với dữ liệu không gian: Số hóa theo quy trình thành lập bản đồ số. Đối với dữ liệu phi không gian: Nhập vào CSDL.

-Sản phẩm:Cơ sở dữ liệu đã được nhập đầy đủ nội dung.

4.3.5. Biên tp và kim tra

-Mục đích: Biên tập CSDL theo quy định và đảm bảo cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.

-Các bước thực hiện: Đối với dữ liệu không gian

Đối với dữ liệu phi không gian (bao gồm các bảng dữ liệu thuộc tính và các trường thuộc tính của dữ liệu không gian).

Biên tập nội dung

- Sản phẩm: Cơ sở dữ liệu đã được biên tập, kiểm tra và hoàn chỉnh dữ liệu.

4.4. Ứng dụng phần mềm Mapinfor xây dựng bản đồ độ dốc bằng module Vertical Mapper Vertical Mapper

4.4.1. Bn đồđộ dc

Bản đồ độ dốc huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng được chia thành 5 cấp, mỗi cấp tương ứng với một khoảng độ dốc khác nhau.

Trên bản đồ độ dốc thể hiện hai nội dung chính, đó là yếu tố cơ sở địa lý chung và yếu tố chuyên đề .

- Yếu tố cơ sở địa lý chung:

+ Thủy hệ: Thể hiện các con sông, khe suối chính trên lãnh thổ huyện Hòa An- tỉnh Cao Bằng, trên đó có ghi chú địa danh.

+ Giao thông : Thể hiện sự phân bổ các tuyến đường

+ Ranh giới hành chính: Thể hiện địa giới hành chính của lãnh thổ, trong đó bao gồm ranh giới huyện và ranh giới xã.

+ Địa danh : Thể hiện địa danh xã, địa danh núi...

- Yếu tố chuyên đề : Thể hiện nội dung chuyên đề về độ dốc, bao gồm các bậc độ dốc phân chia theo các cấp như sau :

Bảng 4.9: Cấp độ dốc huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Cấp độ dốc Độ dốc( độ) I 0 – 8 II 8 – 15 III 15 – 20 IV 20 – 25 V > 25

4.4.2. Xây dng Cơ s d liu bn đồ độ dc

4.4.2.1. Xác định cơ sở toán học và hệ tọa độ vùng nghiên cứu

Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ- BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000.

E-líp-xô-ít quy chiếu: WGS-84 với kích thước bán trục lớn là

6.378.137m, độ dẹt là 1/298,257223563.

Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ 1/500.000 đến 1/25.000.

Giá trị kinh tuyến trục: 1050 45’.

Tỷ lệ bản đồ:

Bản đồ độ dốc huyện Hòa An– tỉnh Cao Bằng được thành lập ở tỷ lệ 1: 50000, 1 cm trên bản đồ ứng với 500m ngoài thực địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ bản đồ được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung trên bản đồ.

Bố cục bản đồ:

Thể hiện khung của bản đồ độ dốc ,tỷ lệ 1: 50000, chú giải các ký hiệu trên bản đồ( ranh giới cấp tỉnh, ranh giới cấp huyện, ranh giới cấp xã, đường liên tỉnh, đường liên huyện, đường liên xã ...), bản đồ phụ và các yếu tố khác.

Xây dựng bố cục bản đồ độ dốc sao cho phần chính của lãnh thổ huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng nằm ở trung tâm, ở vị trí tốt nhất trong phạm vi

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm Vertical Mapper trong xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ công tác định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 42)