Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm Vertical Mapper trong xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ công tác định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

Nghiên cứu khoa học: “ Xây dựng bản đồ độ dốc vùng núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế “ trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa

lý (GIS) kết hợp phương pháp chuyên gia theo quy định, quy phạm kỹ thuật đã thể hiện tính khách quan, khoa học và rất phù hợp với điều kiện địa phương (Đỗ Thị Việt Hương, 2011)[11].

Đề tài KC-07-03 “Xây dựng và sử dụng CSDL phục vụ phát triển nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp là một trong các ứng dụng GIS vào công tác quy hoạch nông nghiệp hiện nay. Mục tiêu của đề tài là xây dựng CSDL nông nghiệp và nông thôn thống nhất tập trung trên nền GIS (thống nhất về khuôn dạng, hệ toạ độ và cấu trúc dữ liệu gồm cả dữ liệu địa lý và phi địa lý), gắn với các mô hình phân tích thông tin nhằm trợ giúp quá trình lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Trong quy hoạch đánh giá phân loại đất, GIS là công cụ trợ giúp nhằm thu thập dữ liệu chuyên đề, xử lý dữ liệu địa lý, tích hợp dữ liệu để xây dựng các bản đồ đơn vị đất, mô phỏng kết quả đánh giá đất thông qua các bản đồ thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất. Mỗi đơn vị đất là một khu vực địa lý khác biệt với các tính chất về thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn khí hậu.(Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp).

Đề tài “Ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám xây dựng bản đồ hệ số lớp phủ đất trong nghiên cứu xói mòn đất huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ” đã xây dựng được bản đồ hệ số lớp phủ đất phục vụ cho nghiên cứ xói mòn đất của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phương (Trần Quốc Vinh và cs, 2010) [18].

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình số độ cao phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên” đã lựa chọn phương pháp tốt nhất trong điều kiện Việt Nam để xây dựng mô hình số độ cao (DEM) phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên (Tăng Quốc Cương, 2004) [3].

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm Vertical Mapper trong xây dựng bản đồ độ dốc phục vụ công tác định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)