Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp về đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai của thị trấn Nà Phặc- huyện Ngân Sơn- tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2013. (Trang 66)

4 .1.1.7 Cảnh quan môi trườ ng

4.4Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp về đất

Giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua của thị trấn Nà Phặc cho thấy tranh chấp là một hiện tượng xã hội có tính phức tạp. Vì vậy giải quyết tranh chấp của công dân mang tính bức xúc, lâu dài, là một vấn đề nhạy cảm, xử lý về quyền lợi và giữ vững trật tự xã hội. Cho nên cần phải giải quyết chặt chẽ đúng quy định của Pháp luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân dân và lợi ích của Nhà nước đồng thời cần phải thống nhất quan điểm giải quyết và nguyên tắc giải quyết. Giải quyết tranh chấp của công dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới, tăng cường tính khả thi và quyết định xử lý kịp thời có hiệu quả. Xem xét giải quyết các vụ tranh chấp phải đúng Pháp luật từ Trung ương đến địa phương. Trong quá trình giải quyết phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thuyết phục và quy định của pháp luật để giải quyết có hiệu lực và hiệu quả. Do đó có thể nói rằng giải quyết tranh chấp đất đai là những hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những mâu thuẩn, những bất đồng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Để có thể nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trong thời gian tới thị trấn Nà Phặc cần phải:

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật khiếu nại tố cáo, Luật đất đai và những văn bản qui phạm pháp luật. Cấp cơ sở phải hệ thống sốđơn thư còn tồn đọng và mới phát sinh, để có kế hoạch giải quyết. Tổ chức thực hiện các quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành,

những quyết định đúng qui định của pháp luật phải được tổ chức thực hiện dứt điểm.

- Tăng cường cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai có trình độ năng lực, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tác phong tốt và chịu trách nhiệm trong việc thẩm tra xác minh, đề xuất xử lý trước cấp trên, đồng thời tạo điều kiện về phương tiện vật chất dể cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao. Tổ chức khen thưởng những cán bộ gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân.

- Uỷ ban nhân dân xã cần phải tăng cường hơn nữa công tác giải quyết tranh chấp đất đai, đăc biệt là công tác hòa giải, tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm những vụ tranh chấp kéo dài, không để xảy ra điểm nóng. Khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân và đề cao vai trò của chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở trong việc vận động nhân dân hòa giải các tranh chấp đất đai, Pháp luật cần có những quy định xử lý các bên không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết khi hòa giải nhằm buộc họ phải tôn trọng các cam kết của mình.

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành các quyết định qui định nội dung giải quyết tranh chấp đất đai và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của toàn tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện tiến hành tổ chức tập huấn cho cán bộ các ngành các cấp ở cơ sở. Đặc biệt là cán bộ trực tiếp giải quyết tranh chấp đất đai và tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân hiểu và nắm rõ pháp luật đất đai.

- Kiên quyết xử lý nhanh, xử lý dứt điểm các vụ tranh chấp kéo dài, để đạt được điều đó thì cán bộ giải quyết phải coi trọng việc tiếp xúc thường xuyên với đương sự trong quá trình giải quyết.

Một sốđơn vị chưa thật sự quan tâm tới công tác này nên chưa kịp thời giải tỏa những mâu thuẩn trong nhân dân, hàn gắn tình làng nghĩa xóm nên

lượng đơn tiếp tục phát sinh lên cấp trên. Để làm tốt hơn nữa công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới và nhất là định hướng lâu dài trong tương lai thì các cấp lãnh đạo nhà nước nhất là ngành địa chính cần quan tâm tới các vấn đề sau:

+ Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý đất đai am hiểu về pháp luật, vững vàng về nghiệp vụ và có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, bố trí công tác phù hợp, cán bộ chuyên trách làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở. + Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai nhiều hơn nữa để mọi người dân thực hiện theo pháp luật.

+ Tăng cường các chuyên mục về đất đai trên báo, đài để phổ biến rộng rãi kiến thức pháp luật vềđất đai tới mọi người dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Đất đai đối với con người ở mọi quốc gia trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau là tài sản vô giá không gì thay thế được. Xã hội càng phát triển tiến bộđất đai lại càng được khai thác sử dụng có hiệu quả hơn, phục vụ cho con người ngày càng tốt hơn. Đặc biệt khi nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì đất đai lại càng có giá trị hơn . Cũng chính vì nguyên nhân này mà các vụ việc vi phạm khiếu kiện, tranh chấp về đất đai xảy ra ngày càng nhiều hơn của tỉnh Bắc Kạn nói chung và thị trấn Nà Phặc huyện Ngân Sơn nói riêng.

Trong giai đoạn 2009- 2013, khi Luật Đất đai đã có hiệu lực thi hành và được đưa vào sử dụng ổn định cùng với việc thực hiện các nghị định, thông tư ban hành kèm theo thì công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở thị trấn Nà Phặc đã đạt được một số kết quả như sau:

- Từ năm 2009- 2013 toàn thị trấn có 63 vụ tranh chấp về đất đai, đã hòa giải thành công tại xã là 32 vụ, số lượng vụ việc không hòa giải thành công là 31 vụ.

- Tổng số vụ việc tồn đọng trong 5 năm là 0 vụ.

Trước tình hình tranh chấp đất đai diễn ra phức tạp như hiện nay UBND thị trấn Nà Phặc đã chỉđạo cán bộđịa chính xã đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là giải quyết dứt điểm tránh kéo dài các vụ việc.

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại Ngân Sơn nói chung và thị trấn Nà Phặc nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù lãnh đạo và cơ quan chuyên môn đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đáng ghi nhận. Thêm vào đó một số

qui định về công tác giải quyết tranh chấp đất đai còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng và trình độ dân trí hiểu biết pháp luật của mỗi người dân địa phương còn hạn chế đã tạo nên những khó khăn, ách tắc cho công tác giải quyết. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai của còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Nhưng qua kết quả thực hiện cho thấy công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở thị trấn Nà Phặc trong thời gian qua đang có chiều hướng chuyển biến tích cực, từng bước đi vào ổn định, quỹ đất được quản lý chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả sử dụng ngày càng cao.

5.2. Đề nghị

Sau khi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai của thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn -tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2013”. Để góp phần thực hiện tốt công tác giải quyết tranh chấp vềđất đai tôi mạnh dạn đề nghị một số vấn đề như sau:

- Tìm ra các nguyên nhân nảy sinh tranh chấp đất đai để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế các nguyên nhân này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo vệ tính ổn đinh của các quan hệ đất đai và duy trì sự trật tự, bền vững của các quan hệ xã hội.

- Hoàn thiện công tác quy hoạch đất đai: hồ sơ địa chính, tài liệu về địa chính, đăng kí đất đai… nhằm tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

- Tăng cường tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở, quan tâm hỗ trợ các hoạt động hòa giải tại cơ sở, có kế hoạch nâng cao, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở.

- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp về đất đai phải là công tác trọng tâm hàng đầu, cho nên càng phải đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy định của Pháp luật, phải cải tạo, bồi bổđất nâng cao sinh lợi của đất, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật đất đai để nâng cao hơn nữa vai trò của công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, cùng với ý thức về pháp luật của nhân dân của đối với đất đai được nâng lên trong thời gian tới, thực trạng và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong địa bàn sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, làm hạn chế việc tranh chấp nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội tại huyện Ngân Sơn nói chung và thị trấn Nà Phặc nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài nguyên và môi trường (2005), Thông tư 01/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 về hướng dẫn thực hiện 1 số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thực hiện thi hành Luật đất đai 2003 của Chính phủ.

2. Chính phủ (2004), Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thực hiện thi hành Luật Đất đai 2003 của Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nguyễn Thị Lợi (2011), Thanh tra đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4. Quốc hội (1993), Luật Đất đai 1993, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

5. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 2003, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

6. Quốc hội (2004), Luật tố tụng dân sự 2004

7. Nguyễn Khắc Thái Sơn ( 2007), Giáo trình quản lí nhà nước về đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

8.http://www.backantv.vn/trong-tinh/mot-so-ket-qua-sau-5-nam-thuc-hien- thong-bao-so-130--tb-tw-cua-bo-chinh-tri-tren-dia-ban-tinh-bac- kan/12716.html 9. http://www.noichinh.vn/cong-tac-noi-chinh/201309/bac-kan-kiem-tra-viec- so-ket-5-nam-thuc-hien-thong-bao-so-130-tbtw-cua-bo-chinh-tri-ve-giai- quyet-khieu-nai-to-cao-292486/

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai của thị trấn Nà Phặc- huyện Ngân Sơn- tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2013. (Trang 66)