nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa tại Thị xã Bắc Kạn
4.6.3.1. Giải pháp về quản lý hành chính
- Tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính xã.
- Cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ quản lý của nhà nước, của chính quyền cấp huyện, xã, thị trấn cho thích hợp với đối tượng quản lý.
- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
- Chuyên nghiệp hóa lực lượng bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội.
- Chuyển hóa lối sống của dân cư, từ lối sống của nông dân sang lối sống của thị dân.
4.6.3.2. Sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách đất đai phù hợp với quá trình đô thị hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường
- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, đồng thời nghiên cứu để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của toàn thị xã.
- Tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về đất đai và cơ chế chính sách về quản lý đất đô thị.
- Nghiên cứu để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của thị xã trong lĩnh vực quản lý công tác đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thị xã.
- Nghiên cứu để ban hành các văn bản quy định về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở gắn liền với quyền sở hữu nhà ở, các văn bản quy định về việc xử lí các vi phạm trong quản lý sử dụng đất. Tiến hành theo đúng quy định và phân cấp rõ ràng để có cơ chế phân công chỉđạo, điều hành cụ thểđối với từng cấp trong xử lý vi phạm.
4.6.3.3. Điều chỉnh những điểm bất hợp lý và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Cần nghiên cứu để ban hành các tiêu chuẩn, định mức về môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, các quy phạm cụ thể về đô thị bền vững, để từđó xây dựng quy trình về chiến lược phát triển đô thị bền vững, làm căn cứ lập các đồ
án quy hoạch chi tiết các khu đô thị. Có như vậy các nhà chuyên môn, các cơ
phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch có đủ hành lang pháp lý cần thiết để
thực hiện. Tránh tình trạng chồng chéo trong các quy định pháp luật.
- Cần xem xét lại quy trình lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng và quyền quyết định của nhà đầu tư, hạn chế sự tập trung quyền lực và ngân sách của Nhà nước vào công tác quy hoạch đô thị, chấm dứt tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo” như hiện nay.
4.6.3.4. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với đất đai
Trong quá trình đô thị hóa, đất đai ở thị xã Bắc Kạn trong tương lai sẽ
trở nên ngày càng khan hiếm trước nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều hơn cho việc xây dựng các công trình đô thị, đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế
- xã hội của thị xã và nhu cầu về đời sống kinh tế của nhân dân. Nhu cầu về đất đai ngày càng gia tăng trong khi đất đai là nguồn tài nguyên có hạn. Vì vậy cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước vềđất đai trong khu vực thị
xã sao cho đạt được mục tiêu sử dụng đất có đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý, khoa học và có hiệu quả, bằng cách:
- Tăng cường trang bị các thiết bị quản lý hiện đại bằng cách sử dụng các công nghệ tin học mới nhất, đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ
cho công tác quản lý nhanh nhất, đồng thời giảm bớt được sức ép từ khối lượng công việc lên bộ máy quản lý.
- Cần có sự phối hợp giữa Nhà nước với các cơ sởđào tạo, đảm bảo lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước về đất đai có đủ trình độ chuyên môn, đáp
ứng được yêu cầu của công tác quản lý.
- Nghiên cứu để ban hành các văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
và tổ chức lực lượng của ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp
Những định hướng, giải pháp nêu ra là kết quả tổng kết những bài học kinh nghiệm thu thập qua các tài liệu quản lý đất đai với mong muốn đề xuất một số các định hướng và giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
đối với đất đai, giúp Đảng bộ và chính quyền thị xã Bắc Kạn xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai quý giá của quốc gia và của đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Thông qua việc thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” với mục tiêu với mục tiêu tiểu hiểu tác động của đô thị hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người dân từ đó đề ra giải pháp làm hạn chế ảnh hưởng
xấu của đô thị hóa tới cuộc sống của người nông dân bị thu hồi đất, đã đưa
đến những kết luận sau:
- Thị xã Bắc Kạn với các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đồng thời địa hình thuận lợi của khu vực kéo theo những lợi thế trong việc phát triển kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa – xã hội, không chỉ trong địa bàn thị xã Bắc Kạn mà còn mở rộng ra các địa phương khác.
- Quá trình đô hóa của của thị xã Bắc Kạn diễn ra với tốc độ thấp, diện tích chuyển đổi sang phát triển hạ tầng đô thị chưa nhiều, đất đô thị chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng diện tích toàn thị xã.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra mang đến nhiều tác động tích cực, xong
bên cạnh đó cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực nên trong quá trình phát
triển đô thị hóa tới đây cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế các
tác động tiêu cực không mong muốn.
- Đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn được cân nhắc cho từng vùng, từng điểm, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng khu vực và mục tiêu đô thị hoá.
- Các khu vực đô thị sau khi được đầu tư phát triển sẽ thực sự trở thành điểm sáng, văn minh, hiện đại, không chỉ thu hút được sự đầu tư mà còn tạo ra ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hoá nông thôn ở các khu vực khác, đáp ứng được mục tiêu đô thị hoá của thị xã.
5.2. Kiến nghị
Để nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân tại khu vực ĐTH trên địa bàn thị xã Bắc Kạn chúng ta cần:
- Đối với tỉnh: Cần có sự quan tâm hơn tới người dân trong khu vực bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển đô thị hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thay đổi cơ cấu việc làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
- Diện tích đất thu hồi nhằm phát triển đô thị nhưng chưa được khai thác gây lãng phí cần được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm hơn.
- Tổ chức liên kết dạy nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật mới cho người dân tạo điều kiện thay đổi cơ cấu việc làm tại thị xã.
- Hộ nông dân trong khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp tận dụng nguồn tài chính được bồi thường thay đổi cơ cấu việc làm, thay đổi hướng sản xuất, tăng cường học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất nhằm nâng cao kinh tế hộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (1995). “Đô thị Việt Nam tập 1”. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội
2. Bùi Ngọc Thanh (2009). “Việc làm cho hộ nông dân thiếu đất sản xuất -
vấn đề và giải pháp”. Tạp chí Cộng sản (chuyên đề cơ sở), 26, 2009.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004). Nghị định số: 197/2004/NĐ-
CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1998). Quyết định số: 10/1998/QĐ-
TTg ngày 23 tháng 1 năm 1998 về việc phê duyệt định hướng quy hoạch
tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020.
5. Hoàng Hữu Chiến (2012) “ Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử
dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 và dự báo đến 2020 tại thị xã
Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn” Nhà xuất bản Đại học nông lâm.
6. Huỳnh Văn Chương, Ngô Hữu Hạnh (2010), “Ảnh hưởng của việc chuyển
đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân
bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí khoa học,
Đại học Huế, Số 62A.
7. Trịnh Duy Luân (1996). “Tìm hiểu môn xã hội học đô thị”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật đất đai 2003.
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009). Luật quy hoạch đô thị 2009.
10.Nguyễn Ngọc Tuấn (2003). “Những vấn đề kinh tế- xã hội và môi trường
vùng ven các đô thị lớn trong qúa trình phát triển bền vững”. Nhà xuất
bản khoa học xã hội, Hà Nội.
11.UBNN thị xã Bắc Kạn “quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu 2011 - 2015 Thị xã Bắc Kạn”.
12.Trần Đức Vinh (2011). Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn . Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
YẾU TỐ ĐTH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP I.Thông tin cơ bản
1. Họ và tên chủ hộ:………..Tuổi:……… Giới tính:…….
2. Địa chỉ:………
3. Số nhân khẩu:………….
4. Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động:……….
Lao động nông nghiệp :…………. Lao động phi nông nghiệp :…………. 5. Điều kiện kinh tế của hộ:
Giàu Khá
Trung bình Nghèo
II. Thông tin thửa đất
1. Tờ bản đồ số:……… 2. Thửa đất số:………..
3. Vị trí thửa đất:………. 4. Diện tích:……….…m2
5. Diện tích bị thu hồi:…………m2
III. Điều tra về yếu tố đô thị hóa ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp 1. Nguồn gốc đất:
O Giao O Cho thuê
O Chuyển nhượng O Thừa kế
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
O Có O Chưa có
3. Tình trạng pháp lý (tranh chấp)
O Có O Không
4. Nghề nghiệp chính của hộ trước khi đô thị hóa: O Nông nghiệp O Kinh doanh O Cán bộ viên chức O Lao động tự do
O Công nhân O Phi nông nghiệp khác Thu nhập bình quân:………đồng/tháng.
5. Nghề nghiệp chính của hộ sau khi đô thị hóa: O Nông nghiệp O Kinh doanh O Cán bộ viên chức O Lao động tự do
O Công nhân O Phi nông nghiệp khác Thu nhập bình quân:………đồng/tháng.
*Tăng (giảm):………..đồng/tháng.
6. Chính sách của nhà nước: Hỗ trợ việc làm:
O Có O Không
Hỗ trợ đất sản xuất sau khi bị thu hồi:
O Có O Không 7. Hệ thống giao thông: Loại đường:……… Tình trạng hiện tại:………. Công trình phụ trợ: Vỉa hè:………... Điện chiếu sáng:…………..
Giao thông công cộng:…….
8. Các yếu tố liên quan đến khu vực: Hệ thống điện:………...
Hệ thống nước sạch:………...
Tốc độ xây dựng:………..
An ninh – trật tự:………...
Môi trường xung quanh:………
9. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới: O Bán, cho thuê
O Chờ nhà nước đầu tư
O Chuyển mục đích sử dụng
O Sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp khác
10. Đánh giá chung về quá trình phát triển đô thị: O Nhanh O Vừa O Chậm
11. Mong muốn của hộ gia đình với chính quyền:
……… ……… ………
Bắc Kạn, ngày…..tháng……năm……. Người được điều tra Người điều tra