dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa
4.6.2.1. Giải pháp trong quản lý nhà nước về đất đai
- Tăng cường công tác quản lý đất đai và đặc biệt quan tâm đến những hộ gia đình bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện sản xuất cho người dân, hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi việc làm phụ hợp với hoàn cảnh thực tế hiện tại.
- Tỏ chức ngày hội việc làm cho người dân tham khảo, các hội thảo giới thiệu các phương pháp hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất của người dân.
4.6.2.2. Giải pháp về nguồn vốn
- Thành lập các quỹ học nghề nhận các học viên là người địa phương với mức phí hỗ trợ sau đó cấp chứng chỉ để họ có khả năng làm việc như sửa xe, may mặc…
- Thành lập các quỹ, kêu gọi ngân hàng cho các hộ nông dân vay vốn với mức lãI suất ưu đãi để họ có cơ hội kinh doanh phát triển sản xuất.
- Thành lập các chợ, các đầu mối trung tâm buôn bán để thúc đẩy giao lưu kinh tế với các địa phương khác.
4.6.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển nguồn nhân lực cũng là một biện pháp để sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Trình độ của người quản lý, người sử dụng đất càng cao thì việc quản lý sử dụng đất càng đạt hiệu quả.
- Cần phải tăng cường đầu tư cho lĩnh vực giáo dục để từng bước nâng cao trình độ dân trí, nâng cao khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.
- Đối với các cán bộ nhà nước thì phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ thông qua các lớp bồi dưỡng.
- Có các chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nơi khác đến.
4.6.2.4. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền thị xã * Về khoa học công nghệ:
- Ưu tiên ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tập trung sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt trong sản xuất. Ứng dụng công nghệ sản xuất rau sạch, thực phẩm an toàn để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của thị xã.
* Về lao động – việc làm: Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp:
- Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sẩn phẩm. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương.
- Thứ hai, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, ngành nghề phù hợp.
- Thứ ba, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Tiếp tục xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Chính quyền nên đề ra chính sách là nếu địa phương sử dụng lao động của địa phương thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với các doanh nghiệp: doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh trường dạy nghề có thể đến thực tập ở các doanh nghiệp. Trích một phần tiền do chuyển mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất.
4.6.2.5. Giải pháp đưa ra cho các hộ nông dân
- Cần xác định việc học tập là quan trọng, nâng cao tri thức mới có thể giúp người dân có được tiếng nói trong xã hội. Nên khuyến khích con em theo học đến chuyên nghiệp, ngoài ra nên tham gia vào các chương trình học nghề, đào tạo việc làm với ngành nghề phù hợp để có thể dễ dàng ứng dụng vào cuộc sống.
- Tăng cường tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.
- Trong quá trình đầu tư các hộ phải xác định được phương án sản xuất kinh doanh, tích toán được sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi.