Phòng ngủ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 45)

Trong một ngày, một người có khoảng 1/3 thời gian trong phòng ngủ

nên việc bố trí phòng ngủ của từng thành viên trong gia đình cho hợp với phong thủy là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng tích cực đến sự hưng vượng của gia đình.

Nhà có kết cấu truyền thống thường không có phòng ngủ riêng của từng thành viên, giường ngủ được bố trí ở 2 gian cạnh gian giữa, đầu giường cạnh ban thờ. Ở gian buồng có thể bố trí giường hoặc không tùy theo số người trong gia đình.

Nhà hiện đại thiết kế đảm bảo các thành viên đều có phòng riêng. Mỗi phòng có cách trang trí khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người nhưng cần phải chú ý đến yếu tố phong thủy đểđảm bảo sức khỏe và tài lộc cho người ở.

Hình 4.4. Phòng ngủ có kích thước từ 15 - 30m2 là hợp lý nhất

Chủ nhà ở phòng, giường có hướng Tây Bắc đểđảm bảo cai quản được gia đình, dạy bảo được con cháu.

Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị).

Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên. Ví dụ, người mang mệnh Hỏa, Mộc sinh Hỏa, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Mộc, là hướng Đông; Đông Nam; màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu xanh lá,

đây là màu đại diện cho hành Mộc, rất tốt cho người hành Hỏa.

Đầu giường ngủ luôn phải được kê sát tường, làm điểm tựa giúp vận khí của gia chủ có nền tảng để phát triển; không nên đặt giường ngủ phía dưới xà nhà, tránh cho người nằm trên giường có cảm giác bịđè ép. Để hóa giải vấn đề

này một cách tốt nhất, bạn nên nhờ kiến trúc sư thiết kế trần thạch cao che đi xà nhà phía trên giường.

Ngoài ra theo Phong thủy, giường ngủ cũng không nên đối diện với cửa phòng ngủ, không để đồđạc linh tinh dưới giường và nên tránh đặt gương đối diện giường ngủ, không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu giường.

Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.

Người xưa có câu “Sảnh minh thất ám” tức phòng khách phải sáng, phòng ngủ phải tối. Tuy nhiên, không gian phòng ngủ cũng cần sự thông thoáng, nên bố trí cửa sổ để ánh sáng có thể chiếu vào cân bằng năng lượng dương và âm, đồng thời giúp phòng khô ráo tránh được ẩm và nấm mốc phát triển.

Đối với những cặp đôi mới cưới nên sử dụng màu mang năng lượng dương nồng ấm. Năng lượng dương được xem là có liên quan đến đường con cái.

Giường ngủ phải luôn ngọn gàng, tránh bừa bộn.

Voi là một biểu tượng của tình yêu trong phong thủy, Người ta cho rằng, voi kích thích sự chung thủy trong tình yêu vợ chồng. Vì vậy, một đôi voi có thể đặt làm trang trí trong phòng ngủ, thể hiện sự bền vững của tình yêu đôi lứa.

Hình 4.5. Voi tượng trưng cho tình yêu chung thủy

Đối với những gia đình có phòng riêng cho các thành viên cần chú ý việc thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt gia đình, hay những bữa tiệc nhỏ

giúp các thành viên trong gia đình thêm gắn kết hơn.

4.3.4. Ứng dụng phong thủy trong bố trí nhà bếp

Nhà bếp là không gian sinh hoạt chính, nơi mọi thành viên trong gia

đình sum vầy và nạp năng lượng sau một ngày làm việc vất vả. Không gian nhà bếp thường được bố trí cả bếp nấu và bàn ăn. Vì vậy nhà bếp phải luôn sạch sẽ, thông thoáng, và phải hợp Phong thủy.

Nhà bếp cũng giống như các phòng khác trong nhà ở gia đình nên được thiết kế dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Theo quan niệm Phong thủy nhà bếp không nên khiếm khuyết, có góc lồi ra hay lõm vào. Tuyệt đối tránh thiết kế nhà bếp đặt dưới phòng vệ sinh của tầng trên, điều này sẽ khiến cho vận tốt của nơi đây và gia đình bị áp chế.

Bếp nấu cũng là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Hướng bếp nên đặt ở hướng xấu, và nhìn về hướng tốt, theo quan niệm toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas.

Hình 4.6. Không gian bếp cần đảm bảo hài hòa

Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

Bàn ăn nếu là hình vuông hoặc hình chữ nhật, nên khéo léo che đi các góc nhọn hoặc tránh ngồi ở những góc nhọn khi ăn uống. Ngoài ra, bàn ăn tốt nhất cũng nên là bàn ăn làm bằng gỗ, vì gỗ là hành Mộc, Mộc sinh Hỏa nên phát huy trong nhà bếp.

Không được đặt bàn ăn dưới xà nhà vì sẽ khiến người ngồi dưới có cảm giác bị áp lực đè nặng lên mình, lúc ăn uống tinh thần không được thoải mái. Nếu không còn không gian nào để dời bàn ăn, có thể hóa giải bằng cách treo ở

Cửa của nhà bếp không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách.

Điều quan trọng khi bài trí nhà bếp là phải tạo được cảm giác ấm cúng và thoải mái. Tránh đặt các đồ vật cồng kềnh, chiếm quá nhiều không gian nhà bếp sẽ tạo cảm giác khó chịu, bức bối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.5. Ứng dụng phong thủy trong bố trí nhà vệ sinh

Trong bài trí không gian hợp phong thuỷ, có được vị trí phù hợp sẽ dễ

dàng xoay chuyển phương hướng và bố cục. Theo nguyên tắc tọa hung, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu và phối hợp

được ngũ hành, âm dương.

Ví dụ, hướng Bắc thuộc hành Thuỷ, hướng Tây và Tây Bắc thuộc hành Kim, do Kim sinh Thuỷ nên những hướng này phù hợp đặt khu vệ sinh (vốn thuộc Thủy).

Việc xem xét hướng đặt phòng vệ sinh cũng cần chú ý đến hướng mệnh trạch của gia chủ, dân gian gọi là cách “dĩđộc trịđộc” để hung gặp hung hóa cát.

Luôn giữ cho nhà vệ sinh khô thoáng để tránh được các bệnh phát sinh từđây.

Hình 4.7. Một nhà vệ sinh sạch sẽ, khô và thoáng là rất cần thiết

Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh.

Kiêng mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà.

4.4. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG BỐ TRÍ CẢNH QUAN

Xưa nay, việc trồng cây xanh luôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sinh khí cho nhà ở. Cỏ cây tươi tốt biểu hiện cho sinh khí thịnh vượng dồi dào. Dựa vào thiên nhiên khi sắp xếp nhà cửa thông qua dùng cây xanh (Mộc pháp) và mặt nước (Thủy pháp) là cách

ứng sử chủđạo giúp phong thủy dương trạch được hài hòa.

Trồng cây không được tùy tiện và lan tràn cần phải tuân thủ theo các quy luật thực vật và phong thủy.

Không trồng cây lá rậm rạp trước nhà và đầu hướng gió vì che khuất tầm nhìn, gió mát.

Hình 4.8. Trước cửa nhà thường được bố trí cây cảnh tán thấp

Những cây thân thẳng đẹp hay cây cảnh quý thường được trồng thành cặp cân đối, tránh đơn độc như: cau, thiên tuế...

Hình 4.9. Hoa cảnh - bonsai bố trí kề cận hàng hiên, hành lang, gần cửa sổđể dễ dàng chăm sóc và thưởng ngoạn

Tùy theo vị trí nhà, cách thức bố cục mặt bằng và cấu trúc nhà (cao hay thấp tầng, rộng hay hẹp) cũng như quan hệ với nhà bên cạnh mà chọn loại cây

để trồng cho đúng chỗ.

Hình 4.10. Cây phải được cắt tỉa gọn gàng và không làm ảnh hưởng tới nhà bên cạnh

Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao ít rụng lá (như cau, dừa nước).

Hình 4.11. Cây xanh, mặt nước được bố trí hài hòa

Nếu trồng cây làm hàng rào thì phải thường xuyên xén ngang tỉa ngọn.

Bố trí cảnh quan không chỉ có tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà mà còn có thể hóa giải những yếu tố xung hại.

Một cầu thang dẫn ra cửa chính có thể xoay hướng sang bên, dùng cây xanh làm bình phong cản gió và tầm nhìn xuyên thấu.

Hình 4.13. Cây xanh được bố trí để cản gió và tầm nhìn

Hay cửa cổng thẳng hàng với cửa chính thì có thể giảm bớt trực xung bằng cách đặt cảnh che bên ít di chuyển.

4.5. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở ĐƯỢC THIẾT KẾ

VÀ SỬ DỤNG CÓ VẬN DỤNG KIẾN THỨC PHONG THỦY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5.1. Công trình xây dựng nhà ông Dương Văn Đức

- Năm sinh dương lịch: 1967. - Năm sinh âm lịch: Đinh Mùi. - Quẻ mệnh: Càn Kim.

- Ngũ hành: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời).

- Thuộc Tây tứ mệnh, nhà hướng chính Tây, thuộc Tây tứ trạch. - Địa chỉ: Đội 7, thôn Lạc Trung, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Hình 4.15. Ngôi nhà của ông Dương Văn Đức

Tra trong bảng Bát trạch tam nguyên, ông Đức thuộc cung Càn. Theo phong thủy sẽ có 4 hướng tốt là Sinh khí (hướng chính Tây), Phúc đức (hướng Tây Nam), Phục vị (hướng Tây Bắc), Thiên y (hướng Đông Bắc). Vậy nên khi xây nhà ông Đức đã chọn hướng hợp với cung mệnh của mình là hướng chính Tây. Điều này cũng giúp cho việc bố trí nội thất dễ dàng.

Do khuôn viên khu đất rộng nên thuận lợi cho việc bố trí các thành phần chức năng cũng như tổ chức cảnh quan.

Không gian nhà ở bao gồm: nhà chính 2 tầng, nhà phụ, sân trước, hệ

thống chậu cây cảnh xung quanh sân, vườn cây ăn quả tán thấp phía trái nhà, tường bao.

Nhà chính 2 tầng, được xây theo cung mệnh của chủ nhà, hướng Tây (Sinh khí), ở phía Bắc của khu đất, cách tường bao khoảng 1m, bao gồm:

Tầng 1 gồm: phòng khách được bố trí ngay sau cửa chính, cùng hướng với hướng nhà. Bộ bàn ghế được bố trí hình chữ U, nhìn ra cửa giúp chủ nhà dễ dàng thấy được khách ra vào. Sau bộ bàn ghế là chiếc tủđứng dùng để tivi và sách vở. Trên nóc tủ có bài trí linh vật Tam Đa Phúc Lộc Thọ, trước tủ bài trí tượng phật Di Lặc đều nhìn về hướng Tây. Phía trên tủ có treo một bức tranh khảm chai. Cạnh cầu thang gia đình bố trí kệ kê dàn máy, loa đài. Ngoài ra phòng còn được kê một chiếc sập góc Đông Nam.

Hình 4.16. Phòng khách được bố trí hướng Tây (Sinh khí) theo cung mệnh của ông Đức

Hình 4.17. Kệ kê loa dài được đặt cạnh cầu thang

Phòng ăn và bếp được bố trí ngay bên cạnh phòng khách. Có cửa phụ

Hình 4.18. Bếp được đặt theo hướng Tây Nam (Phước đức)

Hình 4.19. Bàn ăn làm bằng gỗ theo quan niệm Mộc sinh Hỏa

Tầng 2 gồm: phòng phía trên phòng khách được bố trí ban thờ theo hướng chính Tây. Ngoài ra còn bố trí thêm 1 giường ngủ góc Đông Nam của phòng.

Bên cạnh phòng thờ là phòng ngủ của vợ chồng ông Đức, giường ngủđược kê theo hướng Tây (Sinh khí). Cửa sổđược bố trí ở hướng Đông của phòng giúp phòng thông thoáng hơn đồng thời đón được “Tử khí Đông lai” mang vận tốt đến cho gia đình.

Nhà phụ cũng được xây cạnh tường bao, góc phải trước nhà, cạnh phòng bếp, nhìn về hướng Nam (Tuyệt mạng). Đây là nơi dùng để đồđạc, vật dụng và quần áo của gia đình nên được bố trí theo hướng xấu để có thể trấn áp những điều không may mắn.

Nhà xây năm 2007, nhập trạch trong vận 8, tọa Mão hướng Dậu.

Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy phía sau nhà ở hướng Đông có Sơn tinh 4 (tử khí), Hướng tinh 3 (tử khí). Vì sau nhà ông Đức không có nhà khác, đất bằng phẳng, yên tĩnh nên cả Hướng tinh và Sơn tinh đều được hóa giải và trở

nên vô hiệu lực. Phía trước nhà hướng Tây có Sơn tinh 8 (vượng khí), Hướng tinh 8 (vượng khí). Theo quan niệm phong thủy, một khu vực mà Sơn tinh, Hướng tinh đều là sinh, vượng khí thì tốt nhất khu vực đó có thủy ở gần kề và núi hay nhà cao ở ngoài xa. Trường hợp nhà ông Đức, phía trước là sân rộng, có đường đi chạy qua và một con mương nhỏ chạy dọc bên kia đường luôn có nước, phía xa cách khoảng 150m có công ty may cao và rộng, nhà được thêm hợp hướng với gia chủ vậy nên gia đình vừa vượng đinh đồng thời vượng cả

tài lộc.

Ngoài ra nhà còn được kết hợp cả Thanh Long và Bạch Hổ. Bên phải Bạch Hổ được xây gần sát tường bao, có bố trí cây lớn và nhà phụ nên ngắn, tối hơn bên trái Thanh Long là khoảng đất rộng bố trí vườn cây ăn quả tán thấp. Xung quanh nhà không có ao hồ.

Có thể thấy nhà đã đạt vị trí lý tưởng. Phía trước hướng Sinh khí có

đường đi và mương dẫn nước giúp cho gia chủ tài lộc dồi dào, của cải sung túc, công việc làm ăn ổn định…

Cảnh quan: Khuôn viên nhà rộng nên việc bố trí cảnh quan vừa làm

Hình 4.21. Xung quanh sân trước được bố trí những chậu hoa, cây cảnh

Hình 4.22. Giàn hoa giấy mềm mại khắc phục những nét vuông cứng của ngôi nhà

Phía Nam nhà được trồng cây ăn quả tán thấp để đón gió Nam mang hơi mát vào nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.23. Vườn cây ăn quả tán thấp được bố trí bên trái nhà

Nhận xét: Do ngôi nhà được hướng với chủ nhà cùng với việc bố trí đồ

dùng nội thất gia đình rất tuân thủ theo quy luật Phong thủy, cảnh quan hài hòa nên cuộc sống của mọi người trong gia đình rất khỏe mạnh, về công việc của vợ chồng con cái rất thuận lợi. Hiện ông Đức là Hiệu trưởng trường Trung học Phổ Thông Yên Phong số 1. Vợ là bà Nguyễn Thị Trang hiện là trưởng phòng tài chính – kế toán huyện Yên Phong . Con gái lớn Dương Thị

Yến đang là sinh viên năm thứ hai trường Học viện Ngân hàng. Con trai Dương Văn Thiện là học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Dũng Liệt, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi, làm ăn phát đạt, con cái ngoan ngoãn.

4.5.2. Công trình xây dựng nhà ông Nguyễn Công Hòe

- Năm sinh dương lịch: 1959. - Năm sinh âm lịch: Kỷ Hợi. - Quẻ mệnh: Khôn Thổ.

- Ngũ hành: Bình Địa Mộc (Gỗđồng bằng).

- Thuộc Tây tứ mệnh, nhà hướng chính Nam, thuộc Đông tứ trạch. - Địa chỉ: Xóm Đông, thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Hình 4.24. Ngôi nhà của ông Nguyễn Công Hòe

Tra trong bảng Bát trạch tam nguyên, ông Hòe thuộc cung Khôn. Theo phong thủy sẽ có 4 hướng tốt là Sinh khí (hướng Đông Bắc), Phúc đức (hướng Tây Bắc), Phục vị (hướng Tây Nam), Thiên y (hướng chính Tây). Nhưng ông Hòe xây nhà hướng Nam (Lục Sát). Đây là hướng xung khắc với cung mệnh của ông Hòe sẽ xảy ra sự không tốt cho sức khỏe, không thuận lợi trong công việc, ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển lâu dài.

Nhà có kết cấu theo kiểu truyền thống ba gian hai chái nên những việc quan trọng như thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt đều diễn ra ở ba gian chính. Cửa chính được bố trí tại gian giữa tận dụng được ánh sáng mặt trời. Sau cửa chính là bộ bàn ghế dùng để tiếp khách. Trong cùng là ban thờ bằng gỗ, luôn

được gia đình thắp hương, lau dọn sạch sẽ. Tuy nhiên cửa chính và ban thờ

cùng hướng với hướng nhà làm cho xấu càng thêm xấu.

Giường ngủ của vợ chồng ông Hòe được bố trí tại gian buồng trái,

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 45)