Cách chọn hướng cho cửa chính

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 27)

Thuật Phong thủy rất coi trọng cửa vì cửa là bộ mặt đẹp, là yết hầu, là tiêu chí sống còn của nhà ở. Cửa chính ra vào là dấu hiệu ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài nhà, là “cửa khí”, là “đường khí”. Thông qua cửa, trên tiếp được thiên khí, dưới tiếp được địa khí, đón lành đẩy dữ.

Cửa chính tốt nhất nên đặt ở chính giữa mặt chính diện của ngôi nhà. Nếu trước cửa không có minh đường nên đặt lệch về phía trái một ít, vị trí này gọi là “Thanh long biên”, đây cũng là một vị trí tốt.

Quan niệm Phong thủy về các hướng:

- Cửa ở phía Đông: Là hướng mặt trời mọc, tràn đầy sinh khí, lành. - Cửa hướng Đông Nam: Lành, đặc biệt có lợi cho người buôn bán. - Cửa hướng Nam: Bình thường, khi đặt cửa nên lệch khoảng 3o. - Cửa hướng Tây Nam: Là hướng của “Quỷ Môn”, dữ.

- Cửa hướng Tây: Lành, mở cửa chính chếch Tây một chút sẽ tốt. - Cửa hướng Tây Bắc: Là vị trí “Thiên Môn” rất tôn nghiêm, dữ. - Cửa hướng Bắc: Hướng gió lạnh, không tốt cho sức khỏe, bình thường. - Cửa hướng Đông Bắc: Thuộc “quỷ môn”, dữ.

Khi thiết kế cửa chính cần chú ý:

Chiều rộng cửa nên để ở những số đo lẻ, ví dụ như 1m55, 1m62 và chọn vào những số đo đẹp như: Tài lộc, Quý tử, Hưng vượng,…(phần chữ đỏ), tránh: Thoát tài, Họa chí, Ly hương…(phần chữ đen) trên thước lỗban.

Điều tối kỵ nhất là thiết kế cửa chính quá thấp hoặc chật hẹp. Cửa chính nếu quá thấp sẽ là điềm báo gia đình suy bại, là điều nên tránh. Vì cửa chính là nơi tiếp nhận không khí của ngôi nhà nên không thể quá chật hẹp. Theo Phong thủy cửa phải rộng mới có thể thuận lợi cho gia chủ phát triển sự nghiệp, con cái công danh thành đạt.

Ngoài ra, nếu cửa chính rộng quá cũng không tốt, vận khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió bên ngoài cửa. Chuông gió sẽ ngăn điềm xấu hay những nguồn năng lượng tiêu cực vào trong nhà, đồng thời phát tán năng lượng đi vào nhà một cách có hiệu quả.

Cửa trước và cửa hậu tránh đặt đối diện với nhau bởi như thế khi khí đi vào sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà. Trong trường hợp này, bạn có thể đặt một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.

Tránh có cây to ở trước cửa chính, vì sẽ mang khí âm vào trong nhà, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mọi người. Cũng nên tránh cửa chính nhìn vào trong ngõ cụt, bởi ngõ cụt thường tàng tụ âm khí. Thêm vào đó, nếu có khe núi đối diện cửa chính sẽ khiến cho người trong nhà một cảm giác bất an, có điều không may đang rình rập.

Một điều đặc biệt quan trọng mà bạn phải đặc biệt chú ý, khu vực ngoài của cửa chính phải luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sáng sủa, tạo cảm giác thoải mái và tiện lợi. Nếu không gian phía trước cửa chính hơi tối, bạn có thể thiết kế thêm đèn chiếu sáng.

2.4.5. Cách chọn và bố trí cửa ra vào theo Phong thủy

Cửa đi phải được mở thông đến một vùng rộng nhất của căn phòng. Lối vào nên có ánh sáng tạo sự rộng rãi và thân thiện.

Một lối vào chật hẹp hoặc tối tăm sẽ chặn lại vận may của những người sống trong nhà. Nếu lối vào hẹp có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Về mặt tâm lý, một lối đi hẹp và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến một tâm trạng buồn bã.

Các cửa sau cũng khá quan trọng bởi chúng đại diện cho các cơ hội gián tiếp. Một ngôi nhà hoặc nơi làm ăn nên có cửa sau thông ra một con

đường rộng rãi (nếu có thể). Điều này sẽ tượng trưng cho những cơ hội lớn về

tài chính. Tuy nhiên, không để lối đi đối diện trực tiếp với cửa sau, luồng khí tốt sẽ nhập vào và rời đi một cách nhanh chóng. Những người cư ngụ có thể

nhiều cơ hội trong đường đời nhưng không giữ được.

Cần tránh: cửa bếp đối diện với cửa phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ, cửa ra vào; các cửa phòng ngủ đối diện với nhau; cửa phòng ngủ chiếu thẳng vào cửa chính, cửa phòng vệ sinh.

Kích thước: Kích thước của cửa đi rất quan trọng. Cửa nên tỷ lệ với kích thước của ngôi nhà hoặc căn phòng.

Tỷ lệ với cửa sổ: Cửa đi và cửa sổ cần cân đối với nhau để đảm bảo sinh khí vào phòng không bị mất đi quá nhiều (do cửa sổ quá lớn), hoặc bị giữ

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu nghiên cứu về khoa học phong thủy.

- Một số nhà ở, công trình có vận dụng khoa học phong thủy ở xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Một số công trình nhà ở tại xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa điểm tiến hành: Đề tài được tiến hành tại xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Thời gian tiến hành đề tài: Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2014.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các tài liệu phong thủy trong việc chọn hướng đất, hướng nhà. + Phong thủy trong chọn chất đất và thếđất để xây dựng công trình nhà ở. + Quan điểm phong thủy về một số hình dáng mảnh đất xây dựng. + Cách xác định hướng nhà theo phong thủy dựa trên tuổi của gia chủ. - Cách sắp xếp, bài trí nội, ngoại thất theo quan điểm phong thủy. + Một số quan điểm phong thủy về xây dựng và bài trí phòng khách. + Một số quan điểm phong thủy về bài trí bàn thờ.

+ Một số quan điểm phong thủy về xây dựng và bài trí phòng ngủ. + Một số quan điểm phong thủy về xây dựng và bài trí nhà bếp. + Một số quan điểm phong thủy về bố trí nhà vệ sinh.

- Đánh giá công trình nhà ở nông thôn khi vận dụng khoa học phong thủy. + Sự phù hợp của hướng ngôi nhà với tuổi của gia chủ theo quan điểm phong thủy.

+ Đánh giá về thế đất, cảnh quan đối với công trình nhà ở. + Cách sắp xếp, bố trí phòng và đồ vật trong phòng.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu

- Thu thập các sách, báo, tài liệu có sẵn về phong thủy nhà ởđã được phát hành phổ biến.

- Truy cập các website phong thủy có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu bao gồm: Tài liệu phong thủy trong xây dựng nhà ở, phong thủy về tuổi, trạch vận…

3.4.2. Phương pháp thống kê

Tiến hành thống kê toàn bộ tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài, phân tích và đánh giá các tài liệu đó, tiến hành công tác chuyển đổi các tài liệu từ dạng phức tạp sang đơn giản và tổng quát và có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu về bố

trí nhà ở theo phong thủy.

3.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh

Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các tài liệu, số liệu cần thiết. Từđó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh mối tương quan giữa các tài liệu.

Tổng hợp, so sánh các tài liệu và rút ra những điểm chính yếu và khái quát nhất về phong thủy nhà ở, chọn lọc và loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các tài liệu hợp lý, có cơ sở khoa học nhất.

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Điều tra, quan sát đánh giá một số công trình nhà ở trên địa bàn và so sánh với các tài liệu để thấy được sự ứng dụng của khoa học phong thủy trong thực tế:

- Các công trình nhà ở hợp phong thuỷ

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN

NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Dũng Liệt nằm ở phía Bắc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm huyện khoảng 8km về phía Bắc. Xã có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:

- Phía Đông giáp xã Tam Đa.

- Phía Tây giáp xã Châu Minh – huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. - Phía Nam giáp xã Thụy Hòa, Yên Trung.

- Phía Bắc giáp xã Yên Ninh – huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã có năm thôn: Lạc Trung, Chân Lạc, Phù Yên, Phù Gầm và Lương Cầm với số dân 7776 người, chia thành 1648 hộ.

4.1.1.2. Địa hình

- Địa hình: Địa hình của xã được chia làm hai khu vực rõ rệt, khu vực ngoài đê sông Cầu chịu ảnh hưởng của sự bồi đắp phù xa hàng năm, địa hình tương đối bằng phẳng. Khu vực trong đồng địa hình không được bằng phẳng lắm thể hiện có nhiều khu đất trũng chỉ cấy 1 vụ, khu vực này xưa do ảnh hưởng của vỡđê nên hiện nay tạo thành nhiều đầm lầy, gò đất cao.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Dũng Liệt nằm trong nền chung của vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm sau:

- Khí hậu: Mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Sông Hồng là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, trong

đó có hai mùa thể hiện rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ

tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 23,40oC. Chênh lệch nhiệt độ

giũa ngày và đêm khoảng 2 – 5oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 28,9oC, nhiệt độ

thấp tuyệt đối là 15,8oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 1700mm - 1800mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8) chiếm 85% lượng mưa cả năm.

- Chế độẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 80 - 85%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 7 (85- 90%), tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (74- 80%).

- Chế độ bức xạ: Hàng năm có khoảng 122- 141 ngày nắng với tổng số

giờ nắmg trung bình là 1653 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa Đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp hạn chế sự sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụĐông Xuân.

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh vào mùa đông, đây là một trong những thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao như rau an toàn: súp lơ, cải các loại, đậu các loại,... và các loại hoa, cây cảnh; các loại cây ăn quả như: nhãn, cam, quýt.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã có con sông Cầu chảy theo ranh giới với 2/5 chiều dài nên chịu ảnh hưởng của mùa lũ lụt sông Cầu. Trên địa bàn xã có hệ thống mắt nước ao hồ

tự nhiên, kết hợp với mạng lưới tưới tiêu là hệ thống các kênh,mương thủy lợi nội đồng. Trong những năm gần đây, hệ thống này đảm bảo tưới, tiêu tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Với tổng diện tích 826,83ha, trong đó có:

- Đất nông nghiệp: 517,7ha chiếm 62,61% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 305,06ha chiếm 36,89% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 4,11ha chiếm 0,50% tổng diện tích đất tự nhiên.

4.1.2.2. Tài nguyên nhân văn

Toàn xã có 1813 hộ và hơn 8276 nhân khẩu, tỷ lệ gia tăng dân số tự

nhiên hằng năm ổn định ở mức 1,37%. Cơ cấu lao động ở lĩnh vực nông, ngư

4.1.3. Cảnh quan môi trường

Là một xã đang trong giai đoạn thực hiện xây dựng nông thôn mới,

được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể những năm gần đây, cùng với sự hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, hiện nay cảnh quan môi trường của xã đã đạt chuẩn.

4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.4.1. Kinh tế

Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 – 2015), trong tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ngay từ đầu năm 2013, các ngành, các

đơn vị và nhân dân trong xã đã tập trung mọi nguồn lực, khắc phục vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Nhờ đó tình hình kinh tế xã hôi tiếp tục phát triển khá toàn diện.

Kết quảđạt đươc:

1. Tổng giá trị sản xuất đạt 111 tỷđồng; tăng 13% (KH 13%), trong đó: - Nông nghiệp - thủy sản: 27 tỷđồng, tăng 2,5 % (KH 2%).

- Công nghiệp - xây dựng: 43,5 tỷđồng, tăng 15,5% (KH 16%).

- Thương nghiệp, dịch vụ và các ngành khác: 40,5 tỷ đồng, tăng 18% (KH 17%).

- Cơ cấu kinh tế các ngành: + Nông, ngư nghiệp: 24,3%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 39,2%. + Thương mại - dịch vụ: 36,5%.

2. Tổng thu ngân sách đạt 2.222.777.248 đồng (đạt 122% kế hoạch huyện giao).

3. Năng suất lúa bình quân đạt 67,15 tạ/ha (KH 65,2 tạ/ha).

4. Thu nhập bình quân 1 ha canh tác/năm: 57 triệu đồng (KH 57 triệu

đồng).

5. Giá trị sản xuất bình quân đầu người: 550 Kg/người (KH 550 Kg/người).

6. Tỷ lệ phát triển dân số: 0,9% (KH dưới 0,9%). 7. Tỷ lệ hộ nghèo: 7,15% (KH 7,5%).

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu: giảm tỷ trọng các ngành nông, ngư

nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ.

Khuyến kích đầu tư, phát triển các ngành nghề công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn xã, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương và một số vùng lân cận, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

4.1.4.2. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã về cơ bản đã được bê tông hóa, đặc biệt là xã đang có dự án xây dựng tuyến đường giao thông ĐT 277B chạy qua giúp giao thông thuận lợi tạo tiền đề cho phát triển kinh tế

- xã hội.

- Giáo dục - đào tạo: Hiện nay trên địa bàn xã có 5 nhà trẻ, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Hầu hết các trường đều đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

- Y tế: Xã có một trạm y tế với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh của người dân địa phương. Ngoài ra còn có các phòng khám

đa khoa, hiệu thuốc tư nhân hoạt động tương đối hiệu quả.

- Thể dục - thể thao: Hiện trên địa bàn xã chưa có sân vận động. Song UBND Xã đang có dự án xây dựng sân chơi để phục vụ cho hoạt động thể

dục - thể thao, vui chơi giải trí của người dân địa phương.

4.1.4.3. Công tác quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, khoa học - công nghệ

Công tác quản lý đất đai và môi trường được tăng cường. Hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai

đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn xã. Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. (Trang 27)